Bóng đá và xã hội dân sự

PHƯƠNG CHI| 22/04/2015 09:01

Câu chuyện chính trị và bóng đá vốn đã nóng bỏng với lời đề nghị của một số nghị sĩ Mỹ đòi cấm nước Nga đăng cai World Cup 2018 do căng thẳng leo thang ở Ukraine, hay Palestine muốn FIFA và UEFA cấm vận Israel vì lệnh hạn chế di chuyển ở Bờ Tây nay lại nóng lên với câu chuyện của Indonesia.

Bóng đá và xã hội dân sự

Câu chuyện chính trị và bóng đá vốn đã nóng bỏng với lời đề nghị của một số nghị sĩ Mỹ đòi cấm nước Nga đăng cai World Cup 2018 do căng thẳng leo thang ở Ukraine, hay Palestine muốn FIFA và UEFA cấm vận Israel vì lệnh hạn chế di chuyển ở Bờ Tây nay lại nóng lên với câu chuyện của Indonesia.

Mà chuyện của xứ Vạn đảo thì rất sát sườn, không chỉ bởi nếu FIFA cấm cửa Indonesia thì môn bóng đá nam SEA Games sắp tới sẽ có nhiều xáo trộn, mà còn bởi cơ cấu tổ chức của Indonesia cũng có nhiều nét tương đồng với Việt Nam.

Số là vừa qua FIFA đã phải viết thư tới chính phủ Indonesia đề nghị Bộ Thể thao và Thanh niên nước này dừng can thiệp vào chuyện nội bộ của Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI), nếu không sẽ không cho đội tuyển xứ Vạn đảo dự các giải bóng đá quốc tế.

Lý do là Cơ quan Điều hành thể thao chuyên nghiệp (BOPI), thuộc Bộ Thể thao Indonesia đã đề nghị PSSI loại 2 câu lạc bộ khỏi giải vô địch quốc gia vì tranh chấp liên quan đến giới chủ, song PSSI đã từ chối. Theo FIFA thì việc BOPI can thiệp vào hoạt động của PSSI đã vi phạm Điều 13 và 17 của FIFA, mà nói nôm na là không cho phép cơ quan chính phủ can thiệp vào bóng đá.

Theo lý giải của FIFA thì cơ quan này là một định chế riêng, mà PSSI là thành viên của FIFA, nên chính phủ Indonesia không có lý do gì để nhúng tay vào hoạt động của họ, trừ phi là động chạm đến pháp luật nước sở tại. Hiến chương FIFA cũng được hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận và trong quá khứ đã từng có nhiều đội tuyển bị cấm cửa tham dự các giải quốc tế vì chính phủ can thiệp vào chuyện nội bộ của Liên đoàn Bóng đá.

Thực tế, trong một xã hội dân sự thì Liên đoàn Bóng đá chính là một tổ chức dân sự được đảm bảo quyền lợi hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, chính quyền không can dự vào. Nhưng sự việc của Indonesia cho thấy vẫn còn nhiều quốc gia, nhất là ở thế giới thứ ba, chưa coi trọng điều này. Mà điều đáng nói là ở các quốc gia đó, bóng đá đa phần là kém phát triển, hay nói đúng hơn là tổ chức kém, vì nó không được vận hành theo cơ chế chuyên nghiệp đúng nghĩa.

Cần nhắc lại, đấy cũng không chỉ là chuyện riêng của Indonesia. 

>Người Mỹ đã bắt đầu thích bóng đá!
> Bóng đá châu Á ngụp lặn trong vùng trũng
>Người Anh không chỉ có bóng đá
>Cách kiếm tiền của các câu lạc bộ bóng đá danh tiếng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bóng đá và xã hội dân sự
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO