Bóng đá Trung Quốc vẫn "ăn xổi"?

THÁI BẢO| 27/12/2016 05:41

Một kế hoạch phát triển tổng thể dành cho bóng đá đã được triển khai tại Trung Quốc, nhưng đến nay mới thực hiện được một góc nhỏ.

Bóng đá Trung Quốc vẫn

Một kế hoạch phát triển tổng thể dành cho bóng đá đã được triển khai tại Trung Quốc, nhưng đến nay mới thực hiện được một góc nhỏ.

Đọc E-paper

Tuần trước, báo chí Anh đưa tin Câu lạc bộ Chelsea đã đồng ý các điều khoản với đội Shanghai SIPG ở Trung Quốc về việc chuyển nhượng tiền vệ Oscar. BBC cho biết vụ chuyển nhượng "90% sẽ xong" trong tháng 1/2017, Shanghai sẽ trả cho Chelsea khoảng 60 triệu bảng Anh. Nếu thành công, đây sẽ là số tiền lớn nhất trong lịch sử bán cầu thủ của Chelsea, trong khi Oscar có thể nhận lương 400.000 bảng/tuần, mức lương cao thứ bảy của cầu thủ bóng đá hiện nay.

Tham vọng

Việc các đội bóng đá Trung Quốc chi đậm mua ngôi sao từ châu Âu giờ đây không còn hiếm. Nó nằm trong chính sách phát triển thể thao tổng thể của Chủ tịch nước Tập Cận Bình, trong đó riêng bóng đá được tạo điều kiện tối ưu.

Hồi tháng 4 vừa qua, Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc công bố chiến lược trở thành "siêu cường bóng đá thế giới" đến năm 2050, với kế hoạch đưa 50 triệu trẻ em và người lớn vào chơi môn thể thao này từ năm 2020. Những kế hoạch song song bao gồm mục tiêu có ít nhất 20.000 trung tâm tập luyện và 70.000 sân bóng năm 2020.

Nhưng không như thế mạnh tại Olympic ở các môn khác, bóng đá Trung Quốc chỉ thuộc hạng "kha khá” ở châu Á và mới một lần tham dự vòng chung kết World Cup năm 2002.

Với nguồn lực tài chính mạnh mẽ, bóng đá Trung Quốc đã trở thành "mỏ vàng" của bóng đá quốc tế với việc chiêu mộ cầu thủ và huấn luyện viên nổi tiếng.

Đáng nói hơn, không như Thổ Nhĩ Kỳ hay Mỹ, các đội bóng Trung Quốc mua ngôi sao ngay trong những năm tháng sung sức nhất của họ. Nhiều huấn luyện viên lừng danh, thậm chí từng vô địch World Cup như Marcelo Lippi (Ý) hay Felipe Scolari (Brazil) và hiện tại là HLV trẻ Andre Villas-Boas đã có mặt tại Đại lục. Những ngôi sao bóng đá hạng A như Droba, Anelka, hay tầm khá như Ramires, Pelle, Jackson Martinez... cũng tham gia tranh tài ở giải vô địch China Super League.

>> Rio 2016: Trung Quốc "thất bại toàn diện"

Những cầu thủ, huấn luyện viên hạng ngôi sao trên vừa đóng vai trò đánh bóng tên tuổi của giải đấu, thu hút cổ động viên, vừa được xem là thử thách đủ lớn để nâng cao trình độ của cầu thủ quốc nội. Chiến lược phát triển bóng đá của Trung Quốc, như đã nói, cũng tập trung vào  đào tạo cầu thủ trẻ. Sau cùng, mục tiêu "siêu cường" của Trung Quốc là đội tuyển quốc gia.

Đầu tháng 12 này, một trung tâm bóng đá dành cho lứa trẻ Trung Quốc được giới thiệu ở Timperley, Manchester, Anh. Đây là mô hình đào tạo mới, được kỳ vọng góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp bóng đá Trung Quốc. Việc tận dụng nguồn lực từ các nền bóng đá phát triển như trên là hướng đi của Trung Quốc. Vừa qua, một tổ hợp đào tạo bóng đá nữa đã được giới thiệu tại tổ hợp golf Mission Hills, với sự hợp tác của Barcelona.

Xa vời thành công

Báo chí phương Tây đánh giá không mấy lạc quan về kế hoạch phát triển bóng đá của Trung Quốc. Trước hết là vấn đề tiếp cận. Trung Quốc nói rõ về mục tiêu có hàng chục triệu trẻ em chơi bóng đá và thực hiện nó bằng cách đổ tiền tạo ra hàng chục ngàn học viên. Song, Tom Byer, một chuyên gia bóng đá nổi tiếng nói với AFP rằng, việc nhồi nhét những đứa trẻ vào học viện ở độ tuổi còn rất nhỏ là sai lầm.

Theo ông Byer, trẻ em cần phải học cách yêu thích bóng đá, chú trọng làm chủ trái bóng, kiểm soát bóng, kỹ thuật cá nhân trước, rồi ở độ tuổi lớn hơn mới vào học viện để rèn lại những kỹ năng chuyên môn theo chuẩn cũng như kỹ năng phối hợp đồng đội, chiến thuật. Ông lấy ví dụ Neymar hay Lionel Messi - những siêu sao của Barcelona, đã dành tuổi thơ chơi bóng tự do trên đường phố, và khoảng 8, 9, hoặc hơn 10 tuổi mới vào học viện.

Thứ hai, cả làng bóng đá và nhà đầu tư Trung Quốc đang lao vào kế hoạch của Chủ tịch Tập Cận Bình để kiếm lời, trong khi đó vô tình đẩy kỳ vọng của người hâm mộ lên rất cao. Với áp lực ấy, bóng đá Trung Quốc càng khó phát triển.

"Tại Giải vô địch Trung Quốc, họ có những huấn luyện viên đẳng cấp thế giới và những cầu thủ nước ngoài. Nhưng tất cả đều không có ích gì cho đội tuyển quốc gia và gần như gây ra sự tổn hại. Vì cầu thủ nội địa sẽ không biết cách tự đá nếu không có những cầu thủ nước ngoài bên cạnh" - Ting Waikit, một bình luận viên kỳ cựu nói với Financial Times.

Mark Dreyer - cựu phóng viên của Sky Sports viết về bóng đá Trung Quốc, cho rằng những vụ đầu tư lớn với sự tham gia cá nhân của ông Tập Cận Bình đã góp phần khiến kỳ vọng tăng cao tới mức phi thực tế.

>> Thêm một đội bóng Anh vào tay người Trung Quốc

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bóng đá Trung Quốc vẫn "ăn xổi"?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO