Thất nghiệp tràn lan ở Venezuela khi lương tối thiểu được nâng... 3.000%

THÁI DUY| 17/09/2018 06:00

Tin vui cho người lao động Venezuela khi mức lương tối thiểu của họ được nâng lên 3.000%. Tin buồn là họ có thể chẳng còn công việc nào cả.

Thất nghiệp tràn lan ở Venezuela khi lương tối thiểu được nâng... 3.000%

Công nhân Venezuela ngồi nghỉ ngơi bên ngoài một xí nghiệp ở Guatire.

Bắt đầu từ giữa tháng 9, khoảng 7 triệu người lao động Venezuela sẽ được đảm bảo mức lương tháng 1.800 bolivar, tương đương 20 USD theo giá chợ đen. Tuy nhiên, việc này ngược lại khiến các doanh nghiệp, vốn đã phải chịu đựng nền kinh tế suy thoái trầm trọng của quốc gia này, buộc phải sa thải bớt nhân viên.

Theo Bloomberg, đây không phải là điều chưa có tiền lệ. Tuy nhiên chưa từng có quyết định nào gây rối loạn, tiềm tàng rủi ro gây ra siêu lạm phát, suy thoái và phá giá như thế. Nhiều chủ doanh nghiệp đã phải điều chỉnh giá sản phẩm, thang chấm lương và thỏa thuận lại cùng nhân viên của họ. Nhưng những người khác chỉ đơn giản là sa thải bớt người.

Đa số những động thái trên diễn ra trong bí mật để tránh sự trừng phạt của chính phủ. Nhiều trường hợp đã bị tống giam vì bị nghi ngờ lách luật. Ở hai quận La Trinidad và Boleita, trung tâm công nghiệp và bán sỉ của thủ đô Caracas, một nửa số hiệu kinh doanh đã phải đóng cửa tuần trước, trong đó có một vài nhà hàng phải phụ thuộc vào nguồn lao động địa phương.

Link bài viết

Tổng thống Venezuela Nicolas Manduro tuyên bố tăng lương tối thiểu từ tháng trước, với hy vọng hãm phanh tốc độ xuống dốc nhanh chóng của nền kinh tế và đối phó với siêu lạm phát. Ông còn thực hiện giảm giá đồng tiền, thậm chí là phát hành một đồng tiền mới hòng cắt 5 số 0 ở mệnh giá của tờ bolivar, nhưng các nỗ lực dường như sớm trở thành vô giá trị.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2013, Tổng thống Manduro đã nâng mức lương tối thiểu tổng cộng 24 lần. Tuy nhiên lạm phát vẫn tiếp tục tăng cao. Khoảng 20.000 doanh nghiệp đã đóng của từ năm 1996, 3 năm trước khi cố Tổng thống Hugo Chavez lên nắm quyền. Hiện nay chủ còn khoảng 3.600 doanh nghiệp còn tồn tại. Vào tháng 6, tổ chức thương mại Conindustria cho biết hơn một nửa số này cho biết họ vận hành chưa đến ¼ năng suất thực.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này cũng hết đường xoay sở vì bị quản lý chặt. Các doanh nghiệp thực phẩm gần như bị kiểm soát hoàn toàn khi chính phủ là nơi phân phối nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Theo Cedice, một tổ chức giám sát tài sản tư nhân, 500 siêu thị và của hàng đã bị phạt, cùng 200 quản lý và nhân viên bị sa thải từ sau tuyên bố của ông Maduro.

Ngân hàng, các doanh nghiệp thương mại, xây dựng và giáo dục trước đây từng có biên chế cao và ổn định, nay cũng phải chịu chung số phận. Tiền thâm niên cũng được tăng, và các công ty phải đàm phán lại cùng nhân viên dưới sự giám sát của chính phủ.

Ông Aurelio Concheso, một chuyên gia về nguồn nhân lực, nhận định tác động tiêu cực có thể rất nặng nề và nó sẽ “nuốt chửng toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp”.

Tất cả các thương gia đều đang phải đối mặt với một thử thách sinh tồn. Tại thành phố Barcelona, nằm ở phía đông nước này, hơn 200 trong số 950 điểm bán lẻ đã đóng của tính từ năm ngoái.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thất nghiệp tràn lan ở Venezuela khi lương tối thiểu được nâng... 3.000%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO