Tại sao golf là môn thể thao quý tộc?
Ở các nước phương Tây, ngoại hình và phong thái là yếu tố quan trọng nói lên bạn là ai. Ngoài quần áo, mũ nón và phương tiện di chuyển, còn yếu tố không thể thiếu để thể hiện sự giàu có và tạo nên “cá tính” cho giới thượng lưu, là sở thích thể thao. Golf là một trong số ít môn thể thao thể hiện đẳng cấp của bạn trong xã hội.
So với những “sở thích” của người bình thường, như chạy bộ đường dài để rèn luyện sức khỏe, chơi game trực tuyến theo nhóm hay tập gym, thì “sở thích” chơi golf phản ánh đầy đủ nguồn tài chính dồi dào, thông qua những đồ hiệu đắt tiền, dụng cụ cồng kềnh, mang tính nghi thức, kèm theo đó sự phục vụ của nhiều người. Đó chính là golf.
Từ thế kỷ XVI, golf được những người chăn cừu ở cao nguyên Scotland chơi.
Ở vùng hoang dã rộng lớn của Scotland, khi những người chăn cừu thấy buồn tẻ, họ dùng chiếc gậy gỗ lùa đàn cừu phang vào viên đá dưới đất, để xem ai có thể làm nó bay xa hơn.
Sau khi Scotland sáp nhập vào Vương quốc Anh, môn thể thao này được binh lính đưa vào Anh và nhanh chóng trở nên phổ biến trong giới quý tộc, trở thành môn thể thao phản ánh “địa vị sang trọng” trong các câu lạc bộ dành cho quý ông khắp nước Anh.
Nước Anh không có nhiều gió và dân cư cũng thưa thớt như Scotland. Một số quý tộc sở hữu nhiều ruộng đất đã tạo ra các vùng không gian mở rộng lớn ở rìa thành thị - nông thôn, nơi có mật độ dân số cao nhưng đất không được sử dụng cho sản xuất hoặc xây nhà, mà ưu tiên sân golf.
Golf ngày càng trở nên phức tạp và đắt đỏ - bởi vì giới quý tộc có cả sự nhàn rỗi và tiền bạc. Trước thế chiến thứ nhất, quý tộc Anh hầu hết đều xấu hổ khi ra ngoài làm việc, coi đó là điều "đáng hổ thẹn". Phần lớn nguồn tài chính của họ đến từ các điền trang từ đời trước để lại, cùng với đó là lợi tức từ đầu tư vào một số ngành nghề và thương mại, thông qua khách hàng trong giới thượng lưu.
Ở nước Anh hiện đại, hầu như chỉ có thành viên các câu lạc bộ quý ông, mới có cơ hội tiếp xúc với môn golf.
Trong giới thượng lưu phương Tây lúc này, yêu cầu tiêu chuẩn đối với các quý ông, là tham gia câu lạc bộ golf ở mọi cấp độ phù hợp với địa vị xã hội và bản sắc của họ.
Đối với những câu lạc bộ như vậy, kể từ khi thành lập, đã được định vị là địa điểm vui chơi - giải trí ngưỡng cao nhất dành cho giới thượng lưu. Phí thành viên thường khá đắt.
Mặc dù đối với công chúng, có vẻ như đó là nơi một nhóm nam giới tụ tập để trò chuyện, chơi bài, hút thuốc, thưởng trà và ăn uống, nhưng trên thực tế, mạng lưới và cách nhận dạng danh tính đằng sau hoạt động thư giãn - giải trí này, mới là vấn đề cốt lõi của câu lạc bộ.
Sau khi golf du nhập vào Mỹ, trong một thời gian dài, golf Mỹ tồn tại một số điểm khác biệt với golf Anh về luật chơi. Ngày nay, mặc dù các quy tắc đã được tiêu chuẩn hóa trên phạm vi quốc tế thông qua nỗ lực của tất cả các bên, người Mỹ và người Anh vẫn có quan điểm rất khác nhau về một số chi tiết kỹ thuật liên quan.
Nhưng có một quan điểm mà cả hai bên đều có thể thừa nhận - nếu bạn thường xuyên chơi golf như một công việc thường ngày, thì nhìn chung bạn là một “người thành đạt”, giàu có, hoặc quý phái.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump là người đam mê chơi golf. Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thường xuyên phục vụ ý thích này của ông. Hai người đi chơi golf mỗi khi ông Trump tới thăm Nhật Bản.
Mặc dù những người chơi golf ở Hoa Kỳ không phải là quý tộc, nhưng họ rất quyền lực.
Trong lịch sử, các nhà quý tộc, doanh nhân thành đạt và chính trị gia giàu có, thường tụ tập ở sân golf. Trong quá trình “so gậy” trên sân, họ thường thương lượng nhiều “việc lớn” rung chuyển trời đất hoặc thay đổi vận mệnh quốc gia.
Ngoài ra, so với các “môn thể thao bóng” khác, golf có hình ảnh đáng nể hơn và đặc biệt thích hợp để “khoe khoang”.
Vừa trò chuyện vừa cười đùa trên những thảm cỏ xanh mướt, bạn chỉ cần vung gậy một cách “sang chảnh”. Đường dài có thể dùng xe điện nhỏ để đi, cộng với luôn có một caddie kèm túi golf bên cạnh, người ta có thể đoán biết bạn thuộc tầng lớp nào.