Làm gi khi được chẩn đoán bị ung thư?

BS. ANG PENG TIAM| 26/10/2012 03:41

Đừng hoảng loạn! Hãy lắng nghe những gì bác sĩ nói. Yêu cầu sự trợ giúp từ bạn bè và gia đình. Các bác sĩ rất sẵn lòng chia sẻ với bạn những gì cần thiết nhằm giúp bệnh nhân hiểu mình cần phải làm gì.

Làm gi khi được chẩn đoán bị ung thư?

Khi bị chẩn đoán là ung thư, đừng hoảng loạn! Hãy lắng nghe những gì bác sĩ nói. Yêu cầu sự trợ giúp từ bạn bè và gia đình. Các bác sĩ rất sẵn lòng chia sẻ với bạn những gì cần thiết nhằm giúp bệnh nhân hiểu mình cần phải làm gì.

Đọc E-paper

Tôi nhớ một phụ nữ châu Âu đã trút sự tức giận lên tôi khi được báo bà bị bệnh ung thư não có tên là u thần kinh đệm đa dạng. Bà nói với tôi: "Tôi sống rất lành mạnh, ăn nhiều trái cây và rau, tập thể dục mỗi ngày và uống nhiều nước nên không thể bị ung thư”.

Bà cảm thấy những bác sĩ của bà (bác sĩ nội thần kinh, phẫu thuật thần kinh, giải phẫu bệnh học, xạ trị và tôi) là vô cùng kém cỏi.

Có những bệnh nhân chấp nhận sự thật này và bắt đầu tập trung vào những việc cần phải làm. Tôi chưa quên một người đàn ông được chẩn đoán bị ung thư đại tràng. Ông ta đã mỉm cười với vợ và nói rằng: "Em thấy không, anh đã nói rồi mà!".

Khi bị chẩn đoán là ung thư, đừng hoảng loạn! Hãy lắng nghe những gì bác sĩ nói. Yêu cầu sự trợ giúp từ bạn bè và gia đình. Hãy dành thời gian để đặt ra những câu hỏi mà bạn cần được giải đáp.

Các bác sĩ rất sẵn lòng chia sẻ với bạn những gì cần thiết nhằm giúp bệnh nhân hiểu mình cần phải làm gì.

Có các loại ung thư nào?

Các chẩn đoán luôn cần phải có bằng chứng từ mô học ung thư. Đây là bước tối quan trọng và không được phạm sai lầm. Một bác sĩ giải phẫu bệnh học giỏi, có trách nhiệm không chỉ là đưa ra chẩn đoán, mà còn cung cấp thông tin về loại ung thư.

Chẳng hạn, trong ung thư vú, cần biết về kích thước khối u và bao gồm cả số lượng các hạch bạch huyết bị xâm lấn để tiên lượng nguy cơ bệnh sẽ tái phát.

Nếu chẩn đoán vẫn chưa rõ ràng, thì việc tìm kiếm sự tư vấn của một bác sĩ giải phẫu bệnh học là rất hữu ích. Bệnh nhân (và cả bác sĩ) đã làm đúng khi yêu cầu gởi mẫu bệnh phẩm cho một bác sĩ giải phẫu bệnh học khác để xác định lại chẩn đoán.

Ung thư ở giai đoạn nào?

Ung thư ở những giai đoạn muộn thì tiên lượng càng không tốt. Khi nghi ngờ bị ung thư, bước kế tiếp rất quan trọng là đánh giá giai đoạn của bệnh, xem bệnh có lan xa hay chưa. Ngày nay, có nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh rất hữu dụng, như X quang, siêu âm, CT scan, MRI và hình ảnh hạt nhân.

Một loại máy hiện đại và tinh vi nhất hiện nay hỗ trợ chẩn đoán và xác định giai đoạn ung thư là PET - CT. Sự khác biệt lớn nhất giữa PET - CT và các thiết bị chẩn đoán hình ảnh khác là sự kết hợp xử lý hình ảnh chuyển hóa và hình ảnh giải phẫu học.

Bệnh nhân sẽ được tiêm một lượng nhỏ chất đường glucose được đánh dấu bằng chất phóng xạ.Các tế bào ung thư "rất thích" đường.

Như vậy, glucose sẽ được các tế bào ung thư bắt giữ và chất phóng xạ sẽ sáng lên đánh dấu vị trí, kích thước và tính hoạt động của tế bào ung thư. Phần CT trong PET cho phép xác định chính xác vị trí các tế bào ung thư .

PET-CT giúp giảm thiểu những cuộc phẫu thuật không cần thiết, vì nó có thể xác định được ung thư đã di căn, trong khi một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác có thể bỏ sót.

Có những tài liệu nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân ung thư phổi cần phẫu thuật đều phải sử dụng PET-CT. PET-CT giúp tránh được những cuộc phẫu thuật không cần thiết (khi bệnh đã di căn) trong một nửa bệnh nhân mắc ung thư phổi.

Điều trị ung thư như thế nào?

Có ba phương pháp chính để điều trị ung thư là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Muốn chữa khỏi ung thư, phải loại bỏ hết ung thư và chắc chắn nó sẽ không bao giờ tái phát. Do đó, chữa khỏi bệnh có nghĩa là không có bất kỳ sự tái phát nào tại chỗ và xung quanh vùng bị ung thư ban đầu, cũng như không tái phát ở những nơi khác trong cơ thể.

Phẫu thuật và xạ trị kết hợp nhằm mục đích chắc chắn rằng khu vực đó đã được "tiệt trùng triệt để”. Phẫu thuật tận gốc để chắc chắn tất cả khối ung thư đã được loại bỏ. Xạ trị tiếp theo để tiêu diệt những tế bào ung thư có thể còn sót lại tại vị trí phẫu thuật.

Hóa trị thì khác, nó tiêu diệt các tế bào ung thư đã đi đến vị trí khác và "ẩn náu" ở những cơ quan khác của cơ thể như xương, gan và phổi.

Những tế bào rất nhỏ và có thể không tìm ra được bởi các phương tiện chẩn đoán hiện đại. Hóa trị có thể bằng đường uống hoặc tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn ngừa sự di căn xa hơn.

Những trung tâm ung thư ở Singapore hội tụ các chuyên gia từ nhiều chuyên khoa nhằm đem đến cho bệnh nhân ung thư sự chăm sóc đa chuyên khoa.

Chẳng hạn, một bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 3 có 50 - 75% nguy cơ ung thư tái phát mặc dù ung thư đã được phẫu thuật cắt bỏ thành công. Với sự hỗ trợ của hóa trị và xạ trị, nguy cơ tái phát tại chỗ và tái phát xa giảm xuống còn 25%.

Có cần thêm ý kiến khác?

Điều này tùy thuộc vào sự tin tưởng của bệnh nhân với bác sĩ điều trị. Nếu bệnh nhân muốn thì nên tìm kiếm ý kiến thứ hai ở những trung tâm ung thư nổi tiếng, có đầy đủ phương tiện hiện đại, có nhiều chuyên gia giỏi ở nhiều chuyên khoa khác nhau.

Ý kiến thứ hai rất quan trọng vì các chuyên gia có thể có những cách tiếp cận tốt hơn.

Một ví dụ, có một phụ nữ 78 tuổi bị ung thư cạnh thanh quản. Bà được khuyên là nên phẫu thuật cắt bỏ dây thanh - một lựa chọn điều trị hợp lý đối với loại ung thư này. Nhưng như vậy bà sẽ mất đi giọng nói. Bà ấy bị mù chữ và nói chuyện là cách chính để giao tiếp.

Vì vậy, chúng tôi đã lập ra một kế hoạch điều trị không ảnh hưởng đến việc cắt đi dây thanh của bà, và bệnh nhân đã rất hạnh phúc. 

Khi bị chẩn đoán là ung thư, đừng hoảng loạn! Hãy lắng nghe những gì bác sĩ nói. Yêu cầu sự trợ giúp từ bạn bè và gia đình.

Hãy dành thời gian để đặt ra những câu hỏi mà bạn cần được giải đáp. Các bác sĩ rất sẵn lòng chia sẻ với bạn những gì cần thiết nhằm giúp bệnh nhân hiểu mình cần phải làm gì.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Làm gi khi được chẩn đoán bị ung thư?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO