Cách xử lý những tổn thương bàn chân thường gặp

HOÀNG UYÊN| 20/11/2018 06:31

Các tổn thương bàn chân có thể gây bệnh cho bạn bất cứ lúc nào.

Cách xử lý những tổn thương bàn chân thường gặp

Các tổn thương bàn chân có thể gây bệnh cho bạn bất cứ lúc nào. Dưới đây là những chia sẻ của bác sĩ chuyên gia nhằm bảo vệ sức khỏe cho chân.

Đau chân

Loại giày không có phần hỗ trợ xung quanh vòm chân, mắt cá chân và gót chân như dép xỏ ngón hay giày sandal có thể gây ra tổn thương chân, nên hầu hết được khuyến cáo sử dụng giới hạn. Để tạo sự thoải mái và an toàn, hãy dùng miếng đế hỗ trợ vòm bàn chân.

Bác sĩ chuyên khoa về chân Johanna Youner (ở New York, Mỹ) chia sẻ rằng miếng đế hỗ trợ có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm đau ở đầu gối, lưng hay mắt cá chân.

Có thể vươn duỗi bàn chân và mắt cá chân, bắp chân vào cuối mỗi ngày để giảm bớt cảm giác khó chịu của chân.

Phồng rộp chân

Nếu phồng rộp chân, không nên nặn bỏ vết phồng rộp bởi có thể gây nhiễm trùng. Cách tốt nhất là thoa kem kháng sinh và dùng băng dán, vết thương sẽ lành trong vài ngày.

Trường hợp vết phồng rộp lớn và chảy nhiều máu, hãy đến bác sĩ càng sớm càng tốt bởi lúc này vết phồng có thể đã nhiễm trùng.

Link bài viết

Cọ xát chân do giày

Khi chân bạn bị cọ xát do mang giày, hãy dùng băng dán để ngăn ngừa tổn thương bàn chân. Dùng băng dán mềm, có chứa dịch lỏng khi tiếp xúc với da, giúp tạo ra một rào cản giảm bớt sự ma sát gây phồng rộp chân.

Hãy đặt băng dán lên chỗ vết thương để ngăn ngừa sự hình thành vết loét hoặc che phủ vết phồng rộp đang có.

Mồ hôi chân

Bác sĩ phẫu thuật về chân và mắt cá chân Wenjay Sung (California, Mỹ) chia sẻ, đổ mồ hôi chân có thể gây nứt nẻ gót chân và nhiễm nấm. Trong mỗi ngón chân có khoảng 250.000 tuyến mồ hôi có thể sản xuất 0,5 lít mồ hôi mỗi ngày.

Để giảm mồ hôi, hãy giữ ẩm chân bằng thuốc xịt hay chất khử mùi vào mỗi buổi sáng và buổi tối.

Ngứa chân

Khi ngứa chân, hãy ngâm chân với giấm trắng, không chỉ chữa khỏi nhiễm trùng mà còn làm dịu cảm giác ngứa ngáy.

Đồng thời, hãy thoa kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 ở phần trên và dưới của bàn chân và giữa các ngón chân để phòng ngừa ung thư. 

Nấm chân

Mỗi ngày, hãy rắc phấn bột trẻ em hay bột bắp vào giày để ngăn ngừa sự phát triển của nấm. Phấn bột bảo vệ chân khỏi nhiễm trùng và làm mới giày. Nhiều người phớt lờ khi ngứa chân và ngón chân nhưng nếu chân đóng vảy và bạn không ngừng cào gãi, có thể bị nấm chân hay bệnh nhiễm trùng khác.

Nói chung, tránh đi chân trần hay mang dép xỏ ngón gần các hồ bơi công cộng và trong phòng thay quần áo, bởi những bề mặt ẩm ướt là nơi lý tưởng để phát triển mụn cóc.

Hôi chân

Hôi chân thường đem lại cảm giác khó chịu, do vậy những đôi giày của bạn cần được để chỗ thoáng sau khi sử dụng, nhằm ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Nếu có thể, đừng bao giờ cùng mang một đôi giày trong 2 ngày liên tiếp.

Chân nhiễm mầm bệnh

Khi đi dép xỏ ngón hay giày sandal trên đường ở xứ nóng, chân bạn có thể bị lây nhiễm vi khuẩn mà không hề hay biết. Tiến sĩ chuyên khoa vi sinh và miễn dịch học lâm sàng Philip Tierno (Trung tâm Y khoa Đại học New York, Mỹ) cho biết, vi khuẩn ẩn náu trên vỉa hè như Staphylococcus aureus có thể gây nhiễm trùng da hay ngộ độc máu, vi khuẩn E.coli và nhiều loại ký sinh khác như MRSA, những vết cắt hay phồng rộp trên chân có thể làm tăng nguy cơ phơi nhiễm với mầm bệnh.

Hãy rửa chân khi về nhà hoặc dùng dung dịch có tác dụng kháng khuẩn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cách xử lý những tổn thương bàn chân thường gặp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO