Sinh đẻ - một cuộc khủng hoảng khác của châu Âu

T.L (theo Economist)/DNSG cuối tuần| 10/09/2012 02:14

Suy thoái kinh tế đang khiến sự phục hồi tỷ lệ sinh sản ngắn ngủi của châu Âu đến hồi kết. Trong số 15 nước có số liệu báo cáo năm 2012 cho tới nay, 11 nước đã chứng kiến tỷ lệ sinh sản giảm trong năm 2011.

Sinh đẻ - một cuộc khủng hoảng khác của châu Âu

Suy thoái kinh tế đang khiến sự phục hồi tỷ lệ sinh sản ngắn ngủi của châu Âu đến hồi kết. Trong số 15 nước có số liệu báo cáo năm 2012 cho tới nay, 11 nước đã chứng kiến tỷ lệ sinh sản giảm trong năm 2011 (tỷ lệ sinh sản là số trẻ em mà một người phụ nữ có thể có trong suốt cuộc đời của mình).

Đọc E-paper

Sự suy giảm lớn nhất xảy ra ở những nước bị tác động mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng đồng euro. Tỷ lệ sinh sản của Tây Ban Nha giảm từ 1,46 vào năm 2008 xuống khoảng 1,38 vào năm 2011. Tỷ lệ sinh sản của Latvia giảm từ 1,44 xuống dưới 1,20.

Tomas Sobotka thuộc Viện nhân khẩu học Vienne (Áo) chỉ ra rằng ở những nước này, sự gia tăng sinh đẻ trong 10 năm trước đã bị xóa sạch chỉ trong ba năm. Sự sụt giảm lớn cũng đã xảy ra ở các nước Bắc Âu, những nơi không có tình trạng thất nghiệp tăng nhanh hay sự cắt giảm mạnh chi tiêu của nhà nước.

Tỷ lệ sinh sản của Na Uy giảm từ 1,95 xuống 1,88 trong những năm 2010-2011; của Đan Mạch giảm từ 1,88 xuống 1,76. Nhưng bất kể các nước có tỷ lệ sinh cao như Anh, hay thấp như Hungary, xu hướng là giống nhau: một sự gia tăng sinh sản trong 10 năm đã kết thúc vào khoảng năm 2008 khi cuộc khủng hoảng kinh tế tác động lớn, và bắt đầu trượt dài vào năm 2011.

Trên các thị trường, ba năm là một khoảng thời gian rất dài nhưng trong nhân khẩu học, nó chỉ là một cái nháy mắt. Các số liệu nhân khẩu học cũng thường chậm trễ khoảng một năm hoặc hơn.

Phải chứng kiến một sự thay đổi xu hướng quá sớm như vậy sau khi cuộc suy thoái bắt đầu là rất đáng chú ý. Nhà kinh tế Adam Smith nghĩ rằng kinh tế thiếu bền vững sẽ không tốt cho tình hình sinh đẻ.

Cuộc suy thoái cũng đã tác động đến tỷ lệ kết hôn và tỷ lệ sinh của những công dân sinh ra tại địa phương. Nếu các cặp đôi trẻ chờ cho đến khi họ có một thu nhập đảm bảo trước khi xây dựng gia đình và có con, thì đó chính là mối liên hệ giữa việc lập gia đình và tình trạng thất nghiệp (đặc biệt là thất nghiệp trong nam giới).

France Prioux thuộc Viện nghiên cứu dân số quốc gia đã vẽ biểu đồ về sự tương phản giữa tình trạng thất nghiệp của Pháp và việc các cặp đôi kết hợp với nhau (kết hôn hoặc sống chung) trong hơn 20 năm. Kết quả là một hình ảnh phản chiếu tình trạng vừa nói gần như hoàn hảo.

Những con số này chỉ tính tới năm 2002, nhưng mô hình này dường như đang tiếp tục. Trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ đã hỏi những người từ 18 đến 24 tuổi về phản ứng của họ đối với cuộc suy thoái năm 2009: kết quả là 20% cho biết họ đã hoãn đám cưới.

Ông Sobotka đã vẽ biểu đồ về mối liên hệ giữa tình trạng thất nghiệp và tỷ lệ sinh sản ở Latvia. Ông cũng tìm thấy một hình ảnh phản chiếu, với số ca sinh đẻ giảm xuống khi tình trạng thất nghiệp tăng lên, sau đó tăng lên khi công ăn việc làm quay trở lại.

Ở châu Âu, không có mấy nghi ngờ rằng cuộc suy thoái đã làm giảm tỷ lệ sinh sản bằng cách làm giảm di cư, hôn nhân và số ca sinh đẻ.

Vậy thì đây là sự sụt giảm thường xuyên hay chỉ tạm thời. Có nhiều cách khác nhau để giảm tỷ lệ sinh sản. Các cặp đôi có thể quyết định có ít con hơn, hoặc có thể hoãn sinh một đứa con.

Cả hai đều làm giảm tỷ lệ sinh sản; nhưng ở trường hợp thứ hai, nó có thể phục hồi sau đó. Các nhà nhân khẩu học gọi đây là một hiệu ứng “nhịp độ”.

Hầu hết các nước phát triển trên thế giới, tỷ lệ sinh sản đã giảm xuống vì các cặp đôi muốn có ít con hơn. Nhưng một bài nghiên cứu gần đây của ông Sobotka và John Bongaarts thuộc Hội đồng dân số, một nhóm tư vấn chiến lược của Mỹ, lập luận rằng ở châu Âu hiệu ứng nhịp độ là điều được tính đến.

Như họ lưu ý, độ tuổi trung bình của các ca sinh đẻ đầu tiên đã tăng lên ở phần lớn các nước Tây Âu kể từ năm 1970. Vào năm 1970 độ tuổi mà hầu hết phụ nữ sinh con đầu lòng là 22-25 tuổi.

Vào năm 2008 con số đó là 27-29 tuổi. Nhưng từ khoảng năm 2000 tới năm 2008 tốc độ tăng đã giảm đáng kể: phụ nữ không còn trì hoãn sinh con nhiều như vậy, và một số người đã bắt đầu sinh những đứa con mà trước đây họ đã trì hoãn.

Hiện nay số ca sinh con đầu lòng đang giảm xuống nhiều hơn so với số ca sinh con sau ở một số nước, cho thấy rằng người dân đang trì hoãn việc bắt đầu có con.

Có ba bài học rõ ràng. Thứ nhất, xu hướng dân số nhạy cảm hơn với kỳ vọng về sự tiến triển của chu kỳ kinh tế. Các xu hướng dân số được cho là nền móng cho mọi thứ khác (một nhà khoa học người Pháp ở thế kỷ XIX đã nói “nhân khẩu học là vận mệnh”).

Thứ hai, sự gia tăng tỷ lệ sinh sản trong những năm 2000 cho thấy rằng không phải tất cả châu Âu đều rơi vào một cái bẫy sinh sản thấp. Khu vực Scandinavia, Anh và Pháp tất cả đều có tỷ lệ sinh sản tương đối cao.

Thứ ba, các chính phủ có thể có cơ hội áp dụng những biện pháp, chính sách để điều chỉnh sự sụt giảm này. Các chính sách nhân khẩu kiểu cũ thường mang tính “khuyến khích sinh đẻ”: họ thưởng cho những người phụ nữ có nhiều con (Nga vẫn còn những chính sách này) nhưng hầu như không bao giờ có tác dụng.

Nếu châu Âu muốn tránh một bước ngoặt đi xuống trong vòng xoáy nhân khẩu của mình, thì “sinh đẻ có điều chỉnh nhịp độ” có thể là câu trả lời

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sinh đẻ - một cuộc khủng hoảng khác của châu Âu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO