Theo công bố của WHO hồi tháng 3/2022, trong năm đầu tiên của đại dịch Covid-19, tỷ lệ lo âu và trầm cảm trên toàn cầu đã tăng lên 25%. Tại Việt Nam, trước khi đại dịch diễn ra, thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai cho thấy có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25% và 15% dân số có rối loạn do stress, tuy nhiên số người biết và đi khám rất thấp.
Với tên gọi “Sức khỏe tinh thần”, tính năng này kỳ vọng sẽ giúp mọi người nhận thức tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần, cũng như biết cách để chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt hơn với công nghệ AI được cá nhân hóa, giúp mỗi người tìm ra phương pháp hướng tới cuộc sống cân bằng, tích cực, khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần.
Với tính năng “Sức khỏe tinh thần” trên Pulse, người dùng có thể đánh giá sức khỏe tinh thần gồm 6 bài đánh giá, giúp nhận biết hiện trạng sức khỏe tinh thần, chất lượng các mối quan hệ để có kế hoạch chăm sóc và nuôi dưỡng phù hợp, giúp bản thân hạnh phúc, vững vàng, kiểm soát mọi việc tốt hơn.
Ghi nhật ký cảm xúc là tính năng giúp ghi nhận và theo dõi tâm trạng, cảm xúc của bản thân, để từ đó kiểm soát suy nghĩ và hành vi tốt hơn, giảm các phản ứng tiêu cực, tăng khả năng thấu cảm và chất lượng các mối quan hệ.
Song song với hai tính năng trên, người dùng còn có thể xem, nghe, đọc các nội dung liên quan đến sức khỏe tinh thần trang bị thêm kiến thức và phương cách tự chăm sóc bản thân tốt hơn.
Từ lúc ra mắt đến nay, một số tính năng được người dùng Pulse yêu thích và sử dụng thường xuyên trong hành trình chăm sóc sức khỏe như kiểm tra sức khỏe, kiểm tra triệu chứng, bác sĩ trực tuyến...