Những quy tắc để “hưởng thụ” nhiều hơn

MINH QUANG| 05/12/2016 00:04

Hầu hết chúng ta đều cho rằng để có thể theo đuổi nhiều sở thích thì cần có phương pháp quản lý thời gian tốt.

Những quy tắc để “hưởng thụ” nhiều hơn

Hầu hết chúng ta đều cho rằng để có thể theo đuổi nhiều sở thích thì cần có phương pháp quản lý thời gian tốt. Nhưng chiến lược gia Vijayraj Kamat - một nhà hùng biện trên TED (chuỗi hội thảo toàn cầu với diễn giả là những người xuất chúng) thì khẳng định rằng quản lý thời gian tốt không phải là tất cả.

Theo ông, có một số quy tắc mà nếu hiểu và tuân theo, chúng ta sẽ thấy mình được “hưởng thụ” cuộc sống nhiều hơn chúng ta tưởng.

Quy tắc 1: Đừng nhầm lẫn giữa con người bạn muốn trở thành với những gì bạn muốn làm

Hầu hết sự không hài lòng với cuộc sống “tầm thường” của chúng ta đến từ việc chúng ta đang so sánh nó với cuộc sống của một người khác. Bạn không biết rằng trong khi chúng ta muốn trở thành “chàng trai cực chất” đang chơi trong ban nhạc vào một ngày cuối tuần, thì anh ta lại chỉ muốn trở thành một doanh nhân tự điều hành công việc của mình, không phải vướng bận với việc đáp ứng người khác. Những ước muốn này giống như “Ước gì tôi được như anh ấy”, chẳng khác nào con gà tây muốn trở thành một con công.

Quy tắc 2: Đừng nói “Tôi không thể làm”, hãy tự hỏi “Tôi muốn làm gì?”

Chúng ta quá bận rộn tạo ra lý do không thể làm được cái gì đó rồi bào chữa rằng những người làm được chẳng qua là do may mắn hơn. “Nếu tôi còn độc thân…”, “Nếu tôi có cha mẹ hỗ trợ...”, “Anh ấy làm được do chủ anh ấy tốt”, “Cô ấy làm được do chồng cô ấy biết ủng hộ”, vân vân.

Thử tưởng tượng, gia đình, ông chủ, hoành cảnh đều thuận lợi cho bạn, sau đó bạn có 2 ngày hoàn toàn theo ý mình. Bạn sẽ làm gì với thời gian đó? Thông thường, chúng ta không có một câu trả lời. Nếu bạn thành thật mong muốn điều gì, cần phải có một danh sách và thực hiện nó một cách quyết liệt.

Những quy tắc để “hưởng thụ” nhiều hơn doanhnhansaigon
Vijayraj Kamat: Hãy tìm ra điều bạn thực sự muốn làm, đừng lo lắng về những gì người khác nghĩ. Sau đó bắt đầu làm, đừng chờ đợi, bất cứ khi nào bạn có cơ hội. Thậm chí nếu phát hiện ra rằng đó không phải những gì bạn muốn, đừng phán xét mà hãy thưởng thức nó. Hãy vui vẻ, tìm cảm hứng để làm nhiều điều hơn. Tạo ra thời gian thay vì chờ đợi. Khi bạn duy trì hoạt động, bạn sẽ thấy mình rất bận rộn, nhưng vui vẻ, không stress.

Quy tắc 3: Không nhất thiết phải làm những điều “nên làm”, hãy làm những điều khiến bạn thấy hạnh phúc

Đừng thất vọng khi bạn không thể làm điều gì đó. Có một số điều khi bạn làm nó, bạn vẫn không cảm thấy hài lòng. Tại sao? Bởi đơn giản là bạn đang bắt chước. Hãy đến với danh sách những việc do chính bạn đặt ra (Quy tắc 2), thực hiện nó trong bất cứ giây phút rảnh nào. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, hạnh phúc hơn, mạnh mẽ hơn, tự nhiên muốn làm nhiều điều hơn nữa. Và rồi sau đó chuyển sang những điều lớn hơn.

>>5 câu hỏi và một cách giúp làm việc hiệu quả

Quy tắc 4: Đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự kiên định

Bạn muốn học hát? Đừng đặt ra mục tiêu luyện giọng một giờ mỗi ngày, vì bạn sẽ khó mà đạt được. Mục đích của bạn là thưởng thức giọng hát của mình, bất cứ khi nào có thể (dù chỉ 10 phút), đến một lúc bạn sẽ đắm mình trong việc học (đến cả hai giờ đồng hồ). Giọng của bạn được cải thiện lúc nào không hay.

Một ca sĩ chuyên nghiệp có thể tập 600 giờ trong vòng một năm. Bạn có thể tập 600 giờ trong vòng 5 năm. Đi chậm, tạm ngưng, tạm nghỉ, nhưng đừng bao giờ dừng lại.

Quy tắc 5: Chờ “có cảm hứng” chỉ là một cái cớ để trì hoãn

Danh ngôn, phim ảnh, sách, ý tưởng hiếm khi có tác dụng trong việc ta muốn làm, bởi vì những gì chúng ta muốn không phải là một kế hoạch.

Có một sự khác biệt lớn giữa việc chúng ta thực sự muốn làm để có được (thành công) và thoát khỏi cảm giác khó chịu rằng chúng ta không có được (thất bại). Niềm cảm hứng giúp ta thoát khỏi cảm giác thất bại. Và thường đó là tất cả những gì chúng ta cần. Nhưng đó là một sự ảo tưởng. Để tìm ra sự thật, bạn chỉ cần tự hỏi bản thân: “Tôi thực sự muốn hành động hay chỉ là tôi đang cố thuyết phục bản thân rằng mình có thể”.

Quy tắc 6: Không ai làm tất cả mọi thứ cùng một lúc

Tôi hát, vẽ, sơn, nấu ăn, viết tiểu thuyết, đọc sách. Tôi thậm chí còn tham gia một khóa học làm phim, làm việc với một trường học. Nhưng tôi không làm tất cả mọi điều này một lúc. Mất tới 5 năm tôi mới vẽ được đẹp, vài tháng mới nấu được gì đó ngon, vài tuần để hát được. Hiện tại, tôi dành nhiều thời gian cho việc viết lách trên Quora và làm việc với trường học.

>>3 phương pháp tập trung để tăng hiệu suất làm việc

Quy tắc 7: Đừng ngại làm những điều bạn không chắc chắn

Chúng ta thường quá lo lắng về kết quả để rồi cuối cùng không dám làm gì. Đó có thể là sự hối tiếc lớn nhất. Khi quyết định lao vào việc học làm phim, tôi không tham gia chương trình đại học toàn thời gian, mà chọn một khóa học 3 tháng, học mỗi cuối tuần, với giá 450 đô. Kết quả khóa học là tôi khám phá ra rằng tôi không hề thích việc này. Nhưng với tôi đó luôn là 450 đô được sử dụng đúng đắn.

Nếu bạn cứ tiếp tục suy nghĩ những gì sẽ xảy ra khi bạn làm điều đó, bạn sẽ không làm điều đó đâu, và những gì bạn nghĩ sẽ không xảy ra. Đừng suy nghĩ nữa. Làm đi!

Quy tắc 8: Đừng nghĩ rằng mình không có tài năng

Chúng ta nhìn thấy một bài viết trên internet “10 sản phẩm chất nhất”, rồi tự kết thúc cố gắng của bản thân, thầm ước mình có khả năng sáng tạo như họ.

Nhưng bạn có nghĩ rằng 10 sản phẩm đó không đến từ một người. Hoặc là mỗi người có thể tạo ra một sản phẩm duy nhất trong vòng 5 năm, và bây giờ đang phải vật lộn để giữ việc? Hoặc là 10 sản phẩm đó được tạo ra trong vòng 25 năm? Đừng so sánh! Hãy làm những gì bạn yêu thích. Không gì là quá lớn hay quá nhỏ.

Khi làm điều mình yêu thích, bạn sẽ tiến bộ dần lên, thậm chí trở lên nhuần nhuyễn ở việc đó. Không phải do bạn muốn vậy. Đó là vì niềm vui đã ở sẵn trong cuộc hành trình rồi, và cũng sẽ nằm cả ở đích đến.

>>Những thủ thuật tâm lý để trở nên giàu có

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Những quy tắc để “hưởng thụ” nhiều hơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO