Quốc tế

Nhật Bản tiến thêm 1 bước trong việc thương mại hóa tên lửa đẩy H3

Nguyên Phước 07/07/2024 - 23:52

Đầu tháng 7/2024, Nhật Bản phóng thành công tên lửa đẩy H3 mang vệ tinh lên quỹ đạo. Đây được coi là bước tiến lớn của xứ mặt trời mọc, trong quá trình thương mại hóa tên lửa đẩy H3, để phóng vệ tinh cho khách hàng trên toàn cầu.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) thực hiện vụ phóng từ trung tâm Tanegashima cách Tokyo 1.000 km về hướng Tây Nam. Tên lửa chạy bằng năng lượng hydro này mang theo vệ tinh ALOS-4 nặng 3 tấn, với nhiệm vụ quan sát trái đất và dự báo thời tiết.

cloudfront-us-east-2.images.arcpublishing.com-reuters-_it2byk3gzjksvptfkioxru2coq.jpg
Tên lửa đẩy H3 của Nhật Bản - Ảnh: Reuters

ALOS-4 được sản xuất với chi phí 200 triệu USD, nhằm thay thế cho ALOS-2 đã cũ.

Đây là lần phóng thành công thứ hai của tên lửa đẩy H3, được phát triển trong hơn 10 năm.

H3 được sản xuất dựa trên tên lửa đẩy H2A, với thành tính phóng thành công 47 trên 48 lần. H3 là sản phẩm từ sự hợp tác giữa JAXA và Mitsubishi Heavy Industries. JAXA hy vọng H3 trong tương lai có thể cạnh tranh với Falcon 9 của SpaceX, khi chi phí phóng giảm xuống 1 nửa. Việc này có thể đạt được, khi H3 cất cánh mà không cần sự hỗ trợ của tên lửa đẩy mang nhiên liệu rắn.

Ngày 7/3/2023, H3 mang theo vệ tinh ALOS-3 đã phóng thất bại, do tầng thứ 2 không hoạt động.

Ngày 17/2/2024, H3 được phóng thành công lần đầu tiên.

Ông Iwao Igarashi, giám đốc bộ phận hàng không vũ trụ tại Mitsubishi Heavy Industries cho biết, hy vọng lần phóng thành công thứ 2 này góp phần xây dựng lòng tin cho tên lửa H3. Khách hàng đang quan sát và muốn thấy năng lực của H3 như thế nào. Lần phóng thành công này, cũng sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Trong năm tài chính hiện nay, kết thúc vào tháng 3/2025, Nhật Bản dự tính thực hiện 5 lần phóng nữa, gồm 3 lần phóng H3 và 2 lần phóng H2A. H2A là phương tiện phóng chính của Nhật từ năm 2001, dự kiến ngưng hoạt động sau năm tài chính này.

Tên lửa đẩy Falcon 9 của SpaceX hiện dẫn đầu thị trường phóng vệ tinh, do chi phí thấp và tính an toàn cao. Năm 2023, Falcon 9 đã thực hiện thành công 96 lần phóng, mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn khác nhau.

Vệ tinh ALOS-4 được phát triển bởi Mitsubishi Electric. Nhiệm vụ chính là quan sát trái đất, giúp ứng phó thảm họa thiên nhiên như động đất, lũ lụt hay lở đất. Vệ tinh này cũng giúp theo dõi tàu thuyền xung quanh Nhật Bản, theo dõi tình trạng cháy rừng và nông nghiệp khắp châu Á.

Sau khi H3 phóng thành công lần thứ 2, chủ tịch JAXA, ông Hiroshi Yamakawa nói rằng, H3 vẫn đang được phát triển và hoàn thiện. Ví dụ được nghiên cứu với nhiều phiên bản khác nhau.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhật Bản tiến thêm 1 bước trong việc thương mại hóa tên lửa đẩy H3
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO