Tín dụng bất động sản: Phí chồng...phí

13/06/2011 02:49

Hầu hết những ai đã lỡ trót vay ngân hàng để mua nhà, mua đất thì nay đều dở khóc dở cười bởi lãi suất cao đến chóng mặt mà lại thay đổi xoành xoạch mỗi tháng một lần.

Tín dụng bất động sản: Phí chồng...phí

Hầu hết những ai đã lỡ trót vay ngân hàng để mua nhà, mua đất thì nay đều dở khóc dở cười bởi lãi suất cao đến chóng mặt mà lại thay đổi xoành xoạch mỗi tháng một lần.

Lãi suất thay đổi xoành xoạch mỗi tháng một lần.

Một bạn đọc ở TP.HCM mua căn hộ tại Q.Phú Nhuận từ năm 2009 cho hay anh đã thanh toán được 60% giá trị căn hộ, 40% còn lại đề nghị giải ngân nốt thì ngân hàng này đưa ra hàng loạt điều kiện gây khó dễ. Lạ lùng hơn nữa là họ yêu cầu anh ngoài lãi suất phải trả theo quy định, anh phải trả thêm một loại phí nữa gọi là phí “quản lý tài sản” với mức 2,75%/năm. Vậy là cộng cả chi phí lẫn lãi, anh phải thanh toán đến gần 26%/năm.

Đây là một sáng kiến mới của giới ngân hàng thương mại tại TP.HCM và có lẽ đã lan ra tận Hà Nội. Trong năm đầu tiên ngay sau khi ký hợp đồng, khoản phí này bắt buộc phải trả 1 lần. Những năm tiếp theo, thanh toán theo quý. Chưa hết, để vay được tiền ngân hàng, khách hàng còn bị bắt buộc mua bảo hiểm khoản vay bằng 2% trên 110% giá trị số tiền vay hoặc 1% tổng giá trị căn hộ nhân với số kỳ thanh toán (mà mỗi kỳ thường là 10 năm). Tức là khoảng gần 20 triệu đồng cho 1 khoản vay mua nhà trị giá 800 triệu đồng.

Được biết các khoản phí kiểu này mới được áp dụng 1, 2 tháng trở lại đây cho tất cả các khoản vay phi sản xuất của khách hàng cá nhân. Trước đây hình thức này chỉ quy định với khách hàng là DN. Ngoài những phí “trên trời” ấy, khách hàng còn phải thường xuyên đối mặt với những rủi ro bởi sự thay đổi lãi suất hàng tháng với biên độ lên tới 6 - 7%/năm. Chỉ cần một điều chỉnh nhỏ, số lãi hàng tháng mà khách hàng phải trả cũng đã tăng vọt lên khoảng 15 - 20%.

Khi được hỏi vì sao lại có quy định kiểu độc quyền như vậy, ngân hàng trả lời tỉnh bơ: Đó là chính sách hạn chế cho vay BĐS, đặc biệt là với việc mua căn hộ, bởi thị trường này đã đóng băng (!). Đến lúc này thì những khách hàng đã trót vay hoặc đang định vay ngân hàng cũng đành chào thua cái lý luận của kẻ nắm đằng chuôi “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” mà chỉ còn biết than thở: Làm khó nhau quá!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tín dụng bất động sản: Phí chồng...phí
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO