Những liều thuốc đặc trị cho thị trường bất động sản

BẢO NGUYÊN| 02/06/2016 08:24

Thông tin về việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sửa đổi Thông tư 36 với những nội dung khá uyển chuyển đã tác động tích cực đến thị trường bất động sản (BĐS).

Những liều thuốc đặc trị cho thị trường bất động sản

Thông tin về việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sửa đổi Thông tư 36 với những nội dung khá uyển chuyển đã tác động tích cực đến thị trường bất động sản (BĐS). 

Đọc E-paper

Mở đầu một tuần mới, cổ phiếu BĐS tăng điểm do tác động tích cực từ việc NHNN sửa đổi Thông tư 36, trong đó nội dung quan trọng nhất là hệ số rủi ro các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS tăng từ 150% lên 200% thay vì 250% như dự kiến và được áp dụng từ 1/1/2017, và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giữ nguyên 60% đến hết năm 2016 rồi hạ dần. Sự linh động này theo lý giải của NHNN Chi nhánh TP.HCM là tránh tình trạng thị trường bị "sốc nhiệt" nếu việc sửa đổi diễn ra ngay lập tức.

Từ Thông tư 36 được sửa đổi, chợt nhớ đến cách đây gần 10 năm, khi tín dụng BĐS phát triển quá nóng, trên 30% (trong khi giai đoạn hiện nay chỉ tăng 15 - 17%) dẫn đến tình trạng vỡ "bong bóng" vào giữa năm 2008. Tín dụng thắt chặt, lãi suất cho vay có lúc lên đến 28%/năm, hàng loạt doanh nghiệp (DN) lâm vào cảnh khó khăn, thu hẹp quy mô, dần dần bán vớt dự án, thậm chí là những khu nhà đã hay sắp hoàn thành để tái cấu trúc, giảm gánh nặng nợ vay.

Nếu nhìn một cách tổng thể thị trường BĐS Việt Nam, theo như GS. Đặng Hùng Võ từng nhận định là chưa tạo được luồng vốn ổn định, vốn tự có của DN không nhiều, để phát triển BĐS, DN chủ yếu huy động từ khách hàng và nhà băng nên bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách cũng khiến thị trường chao đảo.

>>Thị trường bất động sản 2016: Hấp dẫn khối ngoại

Chẳng hạn như trường hợp giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, dù theo Nghị quyết 02/NQ-CP (năm 2013), đến ngày 1/6/2016 phải ngưng, nhưng ngay đầu năm, nhiều chủ đầu tư đứng ngồi không yên vì khách hàng đòi trả lại căn nhà thương mại (đáp ứng được tiêu chí vay gói 30.000 tỷ đồng) đã mua vì ngại sẽ gánh khoản lãi suất lớn.

Chỉ đến khi trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2016, Thủ tướng đồng ý tiếp tục triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng này với lãi suất ưu đãi cho đến khi giải ngân hết thì DN và người mua mới "nhẹ lòng".

Rồi đến việc sửa đổi Thông tư 36 cũng không nằm ngoài sự bị động đó. Nhận thấy tín dụng BĐS tăng và để ngăn ngừa tình trạng "vỡ bong bóng" như 2008, NHNN một lần nữa điều chỉnh chính sách. DN lại phản ứng nhưng đa phần với lý do sẽ tác động đến tâm lý người mua nhà, bởi suy cho cùng có cung phải có cầu. Nếu khách hàng lo ngại lãi suất tăng thì đầu ra của DN BĐS bị ách.

Do vậy, để tránh rơi vào thế bị động, một số nhà phát triển BĐS có kinh nghiệm đang áp dụng chiêu tìm đối tác chiến lược nước ngoài vì với tiềm lực tài chính vững mạnh, việc bỏ tiền xây một vài tòa chung cư hay khu biệt thự ở Việt Nam là không quá khó đối với họ.

Thậm chí, ngay cả khi đi vay, chi phí lãi suất cũng không đáng kể, chẳng hạn như ở Nhật, vài năm trở lại đây lãi suất cho vay chỉ dao động trên dưới 2%/năm nên việc họ đưa ra các phương thức thanh toán hỗ trợ khách hàng, như không tính tiền lãi đến khi giao nhà, cho trả góp 2 - 3 năm không lãi suất.

>>Thị trường bất động sản: Lo ngại dư cung

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Những liều thuốc đặc trị cho thị trường bất động sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO