Đầu tư vào thị trường khách sạn tăng mạnh

Minh - Nam| 20/04/2022 05:02

Từ cuối năm 2021, khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, nền kinh tế được mở cửa trở lại, những tín hiệu khởi sắc đã xuất hiện trên thị trường bất động sản trong nước và cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả việc thu hút nhà đầu tư vào những dự án lưu trú, nghỉ dưỡng cao cấp. Theo báo cáo mới nhất của CBRE, hoạt động đầu tư vào thị trường khách sạn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang có sự phục hồi khi thu hút tổng lượng vốn đầu tư 12,1 tỷ USD năm 2021, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2020.

Đầu tư vào thị trường khách sạn tăng mạnh

Mở cửa du lịch, hút nhà đầu tư

Nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế và chào đón khách quốc tế trở lại. Do đó, tình hình du lịch tại Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ sớm sôi động trong thời gian tới và dẫn đầu sự phục hồi của cả khu vực.

Theo đó, lượng giao dịch đầu tư tăng cao cho thấy sự lạc quan của thị trường về triển vọng hồi phục của ngành kinh doanh du lịch và khách sạn. Hoạt động giao dịch diễn ra tương đối sôi động nhờ vào nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến tiềm năng gia tăng giá trị và cơ hội chuyển đổi mục đích sử dụng của khách sạn.

Các chuyên gia bất động sản cũng khẳng định, khách sạn là một trong những ngành được hưởng lợi khi nhiều quốc gia trong khu vực bắt đầu mở cửa trở lại.

Các chuyên gia bất động sản cũng khẳng định, khách sạn là một trong những ngành được hưởng lợi khi nhiều quốc gia trong khu vực bắt đầu mở cửa trở lại.

Theo nhận định của bà Đặng Phương Hằng, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang tăng cường mở cửa nhằm thúc đẩy thị trường khách sạn - nghỉ dưỡng hồi phục mạnh mẽ. 

“Hoạt động đầu tư vào ngành khách sạn tại khu vực duy trì đà tăng trưởng ngay cả trong bối cảnh dịch. Tại Việt Nam, thị trường được dự báo chứng kiến mức tăng trưởng đầu tư khách sạn tích cực nhờ sự trở lại của nguồn khách quốc tế và tiềm năng phát triển của du lịch trong dài hạn”, bà Hằng nói.

Các chuyên gia bất động sản cũng khẳng định, khách sạn là một trong những ngành được hưởng lợi khi nhiều quốc gia trong khu vực bắt đầu mở cửa trở lại. “Lĩnh vực khách sạn mang lại lợi suất hấp dẫn, nhờ đó thu hút đông đảo giới đầu tư”, ông Steve Carroll, trưởng bộ phận dịch vụ khách sạn CBRE, khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói và cho biết, chiến lược tái định vị các tòa nhà khách sạn cũng mang đến cơ hội nâng cao mức lợi suất kỳ vọng. 

Ngoài ra, khách sạn còn được xem là kênh đầu tư phòng ngừa lạm phát nhờ đặc tính cho thuê ngắn ngày thay vì hợp đồng thuê với thời hạn theo tháng/theo năm như các hạng mục sản phẩm bất động sản thương mại khác.

Theo đánh giá của CBRE, kế hoạch mở cửa và nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch và khách sạn nhanh chóng bùng nổ trở lại sau dịch. Vì thế, khách sạn là một trong những phân khúc được săn đón nhiều nhất, đặc biệt là với các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội gia tăng giá trị.

Sự tăng trưởng về nguồn khách sẽ hỗ trợ dòng tiền kinh doanh của khối khách sạn từng bước trở về với mức ở giai đoạn trước dịch. Nhờ vậy, kỳ vọng về mức giá giao dịch, bao gồm cả kỳ vọng về mức giảm giá, cũng sẽ dần được tái thiết lập trong những tháng tới đây.

Thu hút cả ở phân khúc khách sạn nghỉ dưỡng

Sau giai đoạn dịch bùng phát, nhu cầu tìm kiếm những khu nghỉ dưỡng có không gian thoáng đãng tăng mạnh. Điển hình như các khách sạn tại Maldives đã bắt đầu ghi nhận tình hình hoạt động tích cực, trong đó công suất phòng và giá thuê đang dần tiệm cận về mức ở giai đoạn trước dịch Covid-19. 

Theo dự đoàn của các chuyên gia CBRE, nhu cầu đầu tư vào phân khúc nghỉ dưỡng sẽ tăng mạnh vào nửa cuối năm 2022. 

Theo nhận định của các chuyên gia CBRE, nhu cầu đầu tư vào phân khúc nghỉ dưỡng, bao gồm cả phân khúc khách sạn cao cấp sẽ tăng mạnh vào nửa cuối năm 2022.

Theo nhận định của các chuyên gia CBRE, nhu cầu đầu tư vào phân khúc nghỉ dưỡng, bao gồm cả phân khúc khách sạn cao cấp sẽ tăng mạnh vào nửa cuối năm 2022.

Hoạt động đầu tư sôi động hơn trước những thông tin lạc quan về sự hồi phục nhanh chóng của du lịch và sức bật tăng trở lại của ngành kinh doanh khách sạn. Điều đó góp phần tạo ra sức ép cạnh tranh lớn trong việc lựa chọn các tài sản đầu tư giàu tiềm năng. 

Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn duy trì sự thận trọng với phân khúc khách sạn trong thành phố do đây là những tài sản được kỳ vọng sẽ cần thêm nhiều thời gian để phục hồi hoàn toàn. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp tiếp tục duy trì kiểm soát chi phí cho các chuyến đi công tác.

Các chuyên gia cũng khẳng định, thị trường khách sạn sẽ sớm đón làn sóng khách du lịch quay trở lại mạnh mẽ sau đại dịch. Yếu tố công nghệ được đặc biệt quan tâm, không chỉ giúp kiểm soát tốt hơn vấn đề vệ sinh, an toàn và sức khỏe cho khách lưu trú mà còn nâng cấp chất lượng dịch vụ phòng họp nhằm phục vụ tốt hơn cho khách đoàn doanh nghiệp. 

“Việc nâng cao nhận thức về môi trường và xã hội cũng là một xu hướng mới nổi, sẽ thúc đẩy quá trình áp dụng tiêu chuẩn ESG và định hình các giao dịch tương lai trong lĩnh vực này”, ông Carroll cho biết thêm.

Trong khi đó, đánh giá của DKRA Vietnam cũng cho thấy, loại hình bất động sản nghỉ dưỡng có tín hiệu khởi sắc ở hầu hết các các phân khúc. Cụ thể, nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng trong quý 1/2022 đạt khoảng 1.020 căn, tỷ lệ tiêu thụ đạt 57% (khoảng 579 căn) trên nguồn cung mới. Phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng trong khu phức hợp đón nhận nguồn cung mới khoảng 2.768 căn, tăng 4% so với quý trước và gấp 12,4 lần so với cùng kỳ năm trước. 

Tỷ lệ tiêu thụ đạt xấp xỉ 87%, tương đương 2.408 căn, tăng 4% so với quý 4/2021 và gấp 14,7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Riêng condotel ghi nhận 613 căn mở bán, tỷ lệ tiêu thụ đạt 32% nguồn cung mới, tương đương 199 căn, gấp 3,3 lần so với quý 4/2021 nhưng chỉ bằng 43% so với cùng kỳ năm 2021.

Vì thế, DKRA Vietnam cho rằng, từ quý 2/2022, với bất động sản nghỉ dưỡng, nguồn cung mới condotel và biệt thự nghỉ dưỡng có thể tăng so với quý 1/2022, tập trung chủ yếu ở những thị trường quen thuộc như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Thanh Hóa. 

Theo nhận định của DKRA Vietnam, từ quý 2/2022, với bất động sản nghỉ dưỡng, nguồn cung mới condotel và biệt thự nghỉ dưỡng có thể tăng so với quý 1/2022.

Theo nhận định của DKRA Vietnam, từ quý 2/2022, với bất động sản nghỉ dưỡng, nguồn cung mới condotel và biệt thự nghỉ dưỡng có thể tăng so với quý 1/2022.

Sức cầu chung toàn thị trường vẫn dự kiến tăng nhẹ so với quý trước, giao dịch tập trung chủ yếu vào loại hình nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng và tập trung vào những dự án được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn, uy tín. Bên cạnh đó, mô hình khu nghỉ dưỡng phức hợp (Integrated Resort) tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm.

Chia sẻ về xu hướng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng trong năm 2022, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc miền Nam Batdongsan.com.vn cho biết, tầm nhìn trong dài hạn, bất động sản nghỉ dưỡng với những tiềm năng phát triển đột phá sẽ trở thành những phân khúc quan trọng và chủ chốt của thị trường. Theo đó, khách mua bất động sản nghỉ dưỡng thường sẽ có tâm lý đầu tư dài hạn hơn là lướt sóng trong ngắn hạn.

“Không chỉ phụ thuộc vào các thị trường truyền thống, xu hướng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng sắp tới có thể dịch chuyển đến các thị trường mới, sở hữu tiềm năng về du lịch, lợi thế về quỹ đất, hạ tầng, quy hoạch địa phương và chính sách thu hút đầu tư như Quy Nhơn, Phước Hải, Long Hải…”, ông Tuấn chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đầu tư vào thị trường khách sạn tăng mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO