Nhân lực tài chính kế toán cấp cao giúp doanh nghiệp vững vàng qua mùa đại dịch

Thanh Thúy| 03/06/2020 08:00

Đại dịch Covid-19 ập đến khiến nhân loại lao đao, phập phồng và kiệt quệ cả về sức lực lẫn tiền bạc. Đại dịch chính là phép thử bản lĩnh nội lực của mỗi cá nhân, tổ chức và cả cấp lãnh đạo nhà nước - thứ nội lực phải được trui rèn, lao động miệt mài, cống hiến nhiều năm ròng rã và tích lũy khôn ngoan để khi bão tố thế này mới thấy rõ giá trị của cả quá trình.

Nhân lực tài chính kế toán cấp cao giúp doanh nghiệp vững vàng qua mùa đại dịch

Bao nhiêu doanh nghiệp, tổ chức to nhỏ, bao nhiêu con người đã không thể vượt qua phép thử khắc nghiệt này. Tính đến tháng 4/2020, tại Việt Nam đã hơn 35.000 doanh nghiệp đóng cửa, giải thể, phá sản. Trên thế giới, những tên tuổi lừng danh đã lần lượt gục gã hay nguy cơ nối gót xu hướng. Có thể kể đến như McClatchy, Sears, Blockbuster, RadioShack, Spectra Premium, hay Whiting Petroleum and Diamond Offshore, Aldo Group nhà bán lẻ giày thời trang nổi tiếng đặt trụ sở tại Montreal Canada, Brandson, JCPenny chuỗi cửa hàng bách hóa nổi tiếng của Mỹ, Virgin Australia của tỷ phú Richard và hàng loạt các hãng hàng không do tỷ phú Warren Buffet đầu tư…

Covid-19 đánh gục những con người già yếu không đủ sức đề kháng thì doanh nghiệp cũng vậy. Các doanh nghiệp vốn dĩ quản lý rủi ro tốt, hệ thống vận hành quản lý chặt chẽ, có văn hóa linh hoạt thích ứng với thay đổi thì hoàn toàn có cơ hội vượt qua khủng hoảng với chi phí thấp nhất.

Các chuyên gia vào cuộc, những bài phân tích, hướng dẫn, những chia sẻ, diễn đàn, trao đổi… của mọi cấp độ khác nhau trên các diễn đàn xã hội, báo chí trực tuyến… Nguyên tắc và lý thuyết là thế, nhưng cụ thể cho doanh nghiệp mình, những nhà lãnh đạo cần có những hành động gì ngắn hạn và dài hạn?

Thử nhìn vào nhóm ngành dịch vụ khách hàng (hospitality) - ngành công nghiệp năng động và phát triển thuộc lại nhanh nhất thế giới những thập niên qua và là nhóm ngành tổn thất khủng khiếp nhất trong Covid-19, hơn cả những cuộc khủng hoảng kinh tế gần nhất năm 2007-2009 và 2001. Thách thức ngay lập tức của đội ngũ quản lý và lãnh đạo đầu tiên là thiết lập được một kế hoạch ngân sách khẩn cấp để doanh nghiệp có thể tồn tại trong tâm bão và sau bão vì ảnh hưởng của Covid-19 chắc chắn sẽ không chỉ trong ngắn mà còn dài hơi và sẽ làm thay đổi hoàn toàn hành vi tiêu dùng của khách hàng, đặc biệt trong ngành này.

Bài toán kiểm soát và đàm phán chi phí theo mức độ ưu tiên, phân công lao động và cân đối nhân công trong và sau khủng hoảng, thắt chặt dòng tiền, các phương thức mới tạo doanh thu ngay trong dịch, cộng thêm sức ép từ Nhà nước về tuân thủ các chuẩn mực chăm sóc và kiểm soát an toàn bệnh dịch cho khách và hàng hóa tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm và làm tốt trong khủng hoảng, chứ nói gì tập trung bồi dưỡng nội lực. Ấy vậy, nhưng nếu doanh nghiệp có thể tận dụng thời gian ngủ đông hiệu quả này thì đây chính là cơ hội để doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng tâm thế ngay khi thị trường mở cửa và hồi phục. 

7 hành động có thể bàn đến cho các doanh nghiệp ngành dịch vụ khách hàng là: 

1.Tăng cường kinh doanh, hoạt động: Tổ chức lại dữ liệu kinh doanh, cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu khách hàng còn thiếu vì phân tích hành vi tiêu dùng thông qua dữ liệu sở hữu bởi doanh nghiệp là lợi thế kinh doanh to lớn

2.Lên ý tưởng, giải pháp đổi mới, phương pháp tiếp cận đặc biệt khi thị trường mở cửa lại

3.Giải quyết vấn đề bảo trì phòng ngừa và chăm sóc các dự án làm sạch sâu có thể khó thực hiện khi có nhiều khách

4.Đào tạo mở rộng đa kỹ năng cho nhân viên

5.Lập lại ca kíp làm việc tối ưu hơn 

6.Tập trung vào thị trường nội địa

7.Áp dụng các chính sách hủy không hạn chế hay đặt phòng không có thông tin thẻ tín dụng cho đặt phòng cùng ngày

Bên trên chính là chia sẻ của cô Trần Thị Thu Hương - Giảng viên môn thi Management Case Study Exam (MCS), cấp độ khó nhất nhì của chương trình CIMA (Certified Institute of Management Accountant) của Anh Quốc, qua các nghiên cứu, đánh giá và phản ánh tình hình thực tế qua những kỳ thi MCS vừa rồi, đặc biệt kỳ tháng 8/2019, case study về ngành cruise - một nhánh của hospitality.

Kết thúc chia sẻ, cô Hương nhấn mạnh thêm: “Chắc chắn nếu doanh nghiệp hospitality nào hiện sở hữu những thành viên vượt cấp độ MCS đều có thể nhận được những đóng góp hữu ích hơn trên”.

------

Tài liệu tham khảo:

-Phân tích ảnh hưởng của Covid-19 của nhóm chuyên gia Hositalitynet

-Tài liệu giảng dạy môn E2 & P2 của chương trình CIMA

FTMS - Đơn vị đào tạo duy nhất tại Việt Nam được CIMA công nhận sẽ khai giảng khóa học Kế toán quản trị CIMA vào tháng 6 và tháng 8/2020. Tham khảo về chương trình CIMA: https://www.ftmsglobal.edu.vn/ke-toan-quan-tri-cima/.

Thông tin chi tiết liên hệ (024) 3573 5577 (Hà Nội) - (028) 3930 1667 (TP.HCM) hoặc info@ftmsglobal.edu.vn | www.ftmsglobal.edu.vn/cima.

Chương trình kế toán quản trị CIMA -  chương trình cao cấp nhất trong lĩnh vực kế toán quản trị - được xây dựng trên nguyên tắc kế toán quản trị toàn cầu CGMA nên được công nhận rộng rãi trên toàn cầu về quản trị tài chính và quản trị chiến lược.

CIMA có chính sách miễn giảm môn cực kỳ linh hoạt, dựa trên kinh nghiệm làm việc hoặc bằng cấp C-SEP và CGMA CPP Strategic là hai chương trình Fast Track giúp học viên sở hữu chứng chỉ hàng đầu thế giới về quản trị (ACMA & CGMA) chỉ với 1 hoặc 2 bài thi. Hồ sơ ứng tuyển được xét liên tục và học viên có thể tham gia chương trình linh hoạt trong năm.

•Chương trình CIMA C-SEP (MCS): Dành cho các chuyên gia có trên 5 năm kinh nghiệm mảng quản trị, kế toán tài chính

•Chương trình CGMA CPP STATEGIC (SCS): Dành cho những chuyên gia có trên 10 năm kinh nghiệm mảng quản trị và kế toán tài chính

Thông tin chi tiết: https://bitlylink.com/KwVRZ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhân lực tài chính kế toán cấp cao giúp doanh nghiệp vững vàng qua mùa đại dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO