Ngân hàng lại tích cực tìm vốn ngoại

Gia Lê| 26/08/2021 05:56

Đối với ngành ngân hàng (NH), mức trần tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định hiện nay không được vượt quá tỷ lệ 30%, do đó nhiều nhà băng phải khóa room dưới mức này nhằm tạo dư địa để huy động vốn ngoại.

Đáng lưu ý là các NH không chỉ có giải pháp phát hành cho cổ đông chiến lược, nhà đầu tư nước ngoài, mà còn có thể bán vốn ở các công ty con để có nguồn tăng vốn.

Mở đường hút vốn ngoại

Trong kế hoạch tăng vốn lên 75.000 tỷ đồng cho giai đoạn tới, khả năng trở thành NH có vốn điều lệ cao nhất hệ thống, một trong các giải pháp mà VPBank lựa chọn là dự kiến sẽ phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài. Như vậy, sau gần 8 năm kể từ khi OCBC Bank Singapore thoái vốn khỏi VPBank, NH này mới có kế hoạch tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài khác. Giữa tháng 5, VPBank cũng đã quyết định khóa 15% tỷ lệ sở hữu (room) nước ngoài để mở đường cho thương vụ bán vốn sắp tới.

Không chỉ riêng VPBank, thời gian qua hàng loạt NH đã chốt tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Như Bản Việt đã chốt tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 5% vốn điều lệ. SHB cũng đã giảm room xuống 10% nhằm tạo dư địa để thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, còn Techcombank hồi đầu tháng 6 đã giới hạn sở hữu của nhà đầu tư ngoại ở mức 22,49%.

bai-3-20210818-VPBank-1266-1629794806.jp

Theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực thi Luật Chứng khoán, các công ty đại chúng có ngành nghề thuộc diện hạn chế nhà đầu tư nước ngoài được tự quyết tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa thấp hơn mức trần quy định. 

Đối với ngành NH, mức trần tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định hiện nay không được vượt quá 30%, do đó nhiều nhà băng phải khóa room dưới mức này nhằm tạo dư địa để huy động vốn ngoại. Vì nếu không khóa room, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phiếu đang lưu hành của NH trên sàn chứng khoán, khiến room cạn dần, qua đó ảnh hưởng đến kế hoạch huy động thêm vốn ngoại.

Theo đó, những NH nào khóa room ở tỷ lệ càng thấp, khả năng tìm kiếm từ hai cổ đông chiến lược trở lên càng lớn, như trường hợp của Bản Việt. 

Tận dụng thời cơ

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán diễn biến thuận lợi, giá cổ phiếu NH liên tục thiết lập những đỉnh cao gần đây và lợi nhuận tăng mạnh, việc các nhà băng lên kế hoạch thu hút vốn ngoại và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược để đảm bảo nội lực tài chính, năng lực cạnh tranh và khả năng đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tiệm cận theo chuẩn quốc tế là tất nhiên.

Đáng lưu ý là các NH không chỉ có giải pháp phát hành cho cổ đông chiến lược, nhà đầu tư nước ngoài, mà còn có thể bán vốn ở các công ty con để có nguồn tăng vốn cho NH mẹ. Như trường hợp của VPBank, mới đây, ngoài phát hành 15% cổ phần của NH mẹ cho cổ đông nước ngoài, nguồn tăng vốn lớn khác là đến từ khoản bán 49% vốn điều lệ FE Credit cho Tập đoàn SMBC, mang lại gần 1,4 tỷ USD. Như trường hợp của MSB và SHB, hai nhà băng này cũng cho biết sẽ thoái vốn khỏi Công ty Tài chính FCCOM và SHB Finance cho đối tác nước ngoài.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán diễn biến thuận lợi, giá cổ phiếu NH liên tục thiết lập những đỉnh cao gần đây và lợi nhuận tăng mạnh, việc các nhà băng lên kế hoạch thu hút vốn ngoại và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược để đảm bảo nội lực tài chính, năng lực cạnh tranh và khả năng đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tiệm cận theo chuẩn quốc tế là tất nhiên.

Quay trở lại với VPBank, giới phân tích đang kỳ vọng việc hợp tác giữa một tập đoàn tài chính của Nhật Bản và VPBank sẽ không chỉ dừng lại ở thương vụ giao dịch FE Credit, vì trên cương vị của một NH nội hấp dẫn vẫn chưa có đối tác ngoại chiến lược, VPBank có thể hấp dẫn SMBC - định chế thuộc "mẹ” SMFG để hợp tác sâu hơn. Vấn đề của SMBC hiện tại là NH Nhật Bản này cũng đang đồng thời là đối tác cổ đông chiến lược của Eximbank.

Trong khi đó, với những NH gốc quốc doanh như Vietcombank, Vietinbank hay BIDV, sau khi được dỡ bỏ những rào cản  tăng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, đang và sẽ tăng vốn khủng trong giai đoạn tới nhờ chính sách chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận khổng lồ giữ lại. Khi đó, room ngoại của các NH này cũng có thể tạo điều kiện để tiếp tục các thương vụ bán vốn cho nước ngoài.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ngân hàng lại tích cực tìm vốn ngoại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO