Bắp cải và tài lộc
Người Hàn Quốc thích ăn kim chi vào ngày đầu năm với niềm tin món ăn truyền thống này sẽ mang lại nhiều điều tốt lành và niềm vui trong cuộc sống. Người Đức và Hà Lan ăn bắp cải muối để hy vọng gặt hái nhiều tài lộc, hạnh phúc quanh năm. Món bắp cải đối với nhiều nước ở châu Âu được xem là món ăn mang lại hạnh phúc, tài lộc. Người Đức và người Hà Lan thưởng thức món Sauerkraut - giò heo ăn với bắp cải muối nhằm đánh dấu sự kết thúc của năm cũ, khởi đầu năm mới với nhiều triển vọng mới. Người Tàu thích ăn món cải thảo, bắp cải chua ngày Tết từ cách đây tới 2.300 năm. Theo ghi chép, món ăn này đã góp phần nâng cao sức khỏe cho hàng chục vạn người dân xây nên Vạn Lý Trường Thành.
Món đậu may mắn
Ở nhiều nước phương Tây, món đậu trắng trong ngày đầu Xuân tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn |
Ở nhiều nước phương Tây, món đậu trắng trong ngày đầu Xuân tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn. Vào đêm giao thừa, người dân ở các vùng Nam Mỹ thường ăn các món làm từ đậu trắng. Người Ý, Brazil, Đức lại thích ăn đậu lăng và xúc xích. Các nước Đông Âu thường ăn đậu lăng, dưa cải trong lễ đón năm mới. Người ta cho rằng, đậu lăng mang lại tiền bạc, còn dưa cải là biểu tượng của sự trường thọ. Người Thổ Nhĩ Kỳ có món ăn bắt buộc là hạt quả lựu vào ngày đầu năm mới. Hạt lựu có màu đỏ tượng trưng cho của cải dồi dào...
Rau lá to và trái nho
Nhiều người dân ở các nước châu Âu rất tin các loại rau lá rộng là hình ảnh tượng trưng của đồng tiền giấy. Chính vì vậy mà cải bắp, cải bẹ xanh, cải mù tạt, cải xoan là món ăn được cho là sẽ mang lại sự giàu có, sung túc nhân dịp đầu năm. Tại Đan Mạch, cải xoăn nấu với sốt kem, rắc thêm đường và quế là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn đón năm mới. Người dân một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Cuba, Ecuador, Peru lại có truyền thống ăn 12 quả nho vào thời điểm giao thừa. Khi bước vào thời khắc giao thừa, mỗi người trở về quây quần cùng gia đình, bạn bè để cùng lắng nghe tiếng chuông nhà thờ. Cứ mỗi tiếng chuông vang lên là họ ăn một quả nho. Khi hết 12 tiếng chuông, báo hiệu năm mới thì mọi người ăn đủ 12 quả nho. Mỗi quả nho tượng trưng cho một tháng trong năm. Nếu quả nho của tháng nào ngọt thì tháng đó họ sẽ gặp may mắn.
Món thịt heo là biểu tượng của sự thịnh vượng, sung túc. Vì thế mà thịt heo có mặt trên bàn ăn của rất nhiều dân tộc trong đêm giao thừa, cả phương Đông lẫn phương Tây. Chân giò hầm đậu lăng là món ăn phổ biến đón năm mới ở New York, Mỹ. Trong khi đó, heo sữa quay được ưa chuộng ở Ireland, Cuba, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hungary, Áo... Món cá có vảy màu bạc, được xem là món ăn mang lại may mắn. Người Đức và Ba Lan thích ăn món cá trích ngâm dầu và món cá chép vào ngày đầu năm. Họ tin rằng món ăn sẽ mang lại của cải dồi dào. Thậm chí một số người còn bỏ một vài chiếc vảy cá vào trong ví tiền để lấy hên... Ở Đan Mạch và các nước vùng Scandinavia, cá tuyết là món ăn để cầu may năm mới. Còn người Hungary lại cho rằng ăn thịt thỏ và súp cá sẽ mang lại sức khỏe và làm xoa dịu bớt mọi phiền muộn của năm cũ...
Người Ả Rập có tục uống trà đen pha với đường, còn các món bánh kẹo sử dụng trong ngày Tết thì phải thật ngọt và béo nhằm hy vọng vào sự suôn sẻ, may mắn. Ngoài ra, họ còn ăn thịt cừu quay với rau thơm, dưa chuột, quả ô liu muối và cà chua để lấy hên trong năm mới. Người Hàn Quốc thích ăn món kim chi để hy vọng gặp nhiều hạnh phúc và niềm vui. Ngoài ra, họ còn ăn gạo và khoai tây vì tin rằng sẽ mang lại nhiều điềm lành. Tok và Garettok là món làm từ các loại thịt gia súc và là món ăn bắt buộc trong ngày Tết. Người Hàn thường uống rượu Gui Balki sool sau bữa ăn đầu năm để lấy may. Họ còn nấu canh Teok Guk gồm bánh Teok, nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa, gia vị để mong năm mới sức khỏe, trường thọ và phúc lộc trọn vẹn. Bữa ăn đầu năm của người Ma Rốc có nhiều món nhưng không thể thiếu bánh Baxilat, trà ngon và trà thảo dược. Theo phong tục, khi có khách đến thăm, chủ nhà phải rót hai thứ trà này vào cùng một ly để mời khách.
Ở Lào chú trọng món lạp vì theo ngôn ngữ của nước này, lạp có nghĩa "lộc" |
Ở Lào chú trọng món lạp vì theo ngôn ngữ của nước này, lạp có nghĩa "lộc". Người ta có thể tặng nhau món lạp thay lời chúc đầu năm. Người Lào cho rằng gia đình nào nhận được nhiều lạp thì năm mới sẽ có nhiều lộc... Còn món ăn của người Nhật vào ngày Tết là Osechi. Người Nhật quan tâm đến chiếc hộp đựng Osechi vì cho rằng hộp càng đẹp thì may mắn càng nhiều.
Tại Trung Quốc trong đêm giao thừa, các gia đình thường quây quần thưởng thức món sủi cảo. Người ta tin rằng ăn sủi cào thì cả năm sẽ có của và may mắn. Giới doanh nhân Tàu rất chuộng sủi cảo trong ngày Tết, hy vọng nó sẽ đem lại nhiều điều may mắn cho việc kinh doanh trong năm mới. Ngoài ra, họ còn thích hạt sen, bạch quả, tảo biển đen, đậu hủ chiên và măng tươi. Món hạt sen tượng trưng cho việc sinh con trai, bạch quả tượng trưng cho tiền bạc, tảo đen thể hiện sự giàu sang, đậu hủ mang lại hạnh phúc, măng tươi tượng trưng cho sự tốt lành...
Tại Trung Quốc trong đêm giao thừa, các gia đình thường quây quần thưởng thức món sủi cảo |
Ở Indonesia có món bánh giống như bánh tét của Việt Nam. Tuy nhiên, loại bánh này lại có nhân là ruột dê hoặc ruột bò trộn với gia vị rất hấp dẫn. Người Indonesia tin rằng món này sẽ làm họ có tài lộc trong năm mới. Ấn Độ thì thường ăn trái cây có vị đắng để cầu may mắn. Họ tin tưởng vị đắng trái cây sẽ đuổi được nhiều tà ma quấy phá trong công việc. Ngày Tết, bánh mứt ở Ấn Độ luôn béo và ngọt hơn ngày thường nhằm để cầu mong cho sự suôn sẻ và ngọt ngào.
Ăn... cầu may
Cách gọi trại đi của nhiều loại thực phẩm được người Việt Nam ta tin là những lời cầu mong cho một năm mới sung túc, dư giả, hạnh phúc. Đó là lý do ngày Tết nhà nào cũng nấu canh khổ qua - ước mong những khổ đau sẽ qua đi. Mâm ngũ quả với mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung là ước mơ một cuộc sống sung túc hơn năm cũ. Người Việt còn chưng dưa hấu vì những hạt nó tượng trung những điều tốt, dưa hấu màu đỏ là điềm may mắn phát tài. Ở miền Nam, cam, lê, không được ưa chuộng, vì nó gợi nhớ đến sự cam chịu và lê la khổ nhọc. Ngày Tết, mọi gia đình không thể thiếu món bánh chưng, bánh tét truyền thống mang đầy đủ tinh túy của đất trời. Hạt nếp tròn, nhân đậu xanh vàng ươm và thịt mỡ béo ngậy là sự mong ước năm mới dồi dào no đủ, sung túc và thịnh vượng. Ngoài ra, người Việt còn thích chưng Tết cây quất tròn trịa, nặng trĩu là sự mưu cầu "hạnh phúc". Quất còn tượng trưng cho sự sung túc, nhiều con cháu trong gia đình, dòng họ.
Dù ở bất cứ quốc gia nào, người Âu hay Á, từ nghìn xưa đến nay đều luôn ước vọng một cuộc sống ngày càng sung túc, đầy đủ, no ấm và an bình trong năm mới từ những món ăn may mắn đầu năm...