Liên tục các tin đồn thất thiệt về doanh nhân, doanh nghiệp-Phải chăng luật quá nhẹ?

Ý Nhi| 13/10/2022 06:22

Liên tiếp thời gian gần đây, rất nhiều doanh nghiệp lớn, doanh nhân có tên tuổi bị những tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh cá nhân và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Liên tục các tin đồn thất thiệt về doanh nhân, doanh nghiệp-Phải chăng luật quá nhẹ?

Nhiều tin đồn sai sự thật

Ngày 11/7, thị trường chứng khoán Việt Nam chao đảo trước tin đồn liên quan đến Chủ tịch HĐQT Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh. Trên khắp các diễn đàn chứng khoán, tin đồn thất thiệt về doanh nhân này xuất hiện với tần suất dày đặc, tràn lan.

Trước đó, ông Nguyễn Văn Tuấn- Tổng giám đốc của Tập đoàn Gelex, cũng đã bị vướng vào vòng xoáy của tin đồn tràn lan trên mạng. Cổ phiếu GEX của tập đoàn này đã rơi từ mức giá trên 51.900 đồng xuống chỉ còn 21.700 đồng (giảm hơn 58%).

Điều đáng nói, mức giá trên lại không phản ánh đúng giá trị nội tại của doanh nghiệp. Xét về kế hoạch kinh doanh, quý 1/2022, công ty thực hiện được 8.645 tỉ đồng doanh thu thuần, tăng 96% và đạt 24% kế hoạch năm; lãi trước thuế 901 tỉ đồng, tăng 170% và đạt 34% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 694 tỉ đồng, tăng 138%.

Tiếp đó, ngày 12/10, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng bị một số tin đồn thất thiệt về 2 nhân sự của ngân hàng SCB đã qua đời là ông Lưu Quốc Thắng - Trưởng Ban kiểm soát SCB và ông Diệp Bảo Châu - Phó Tổng Giám đốc trên các trang mạng xã hội gây hoang mang cho khách hàng. Mặc dù, cả hai nhân sự cấp cao này vẫn đang điều hành hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng

-3997-1665652720.jpg

Ngân hàng SCB hoạt động bình thường 

Trước đó, tối 10/10, tài khoản Facebook có tên A.T.N cũng đăng tải nội dung Ngân hàng SCB vỡ nợ. Thông tin này nhanh chóng thu hút nhiều người bình luận, chia sẻ và ngay sau đó, rất nhiều khách hàng đã đổ xô đi rút tiền từ Ngân hàng này.

Trong khi các tin đồn thất thiệt trên chưa kịp lắng xuống thì tối muộn 12/10, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cũng đã nhanh chóng phát đi thông tin: “Hiện trạng hoạt động của toàn Tập đoàn vẫn đang diễn ra bình thường, các hoạt động xuất khẩu chuối và kinh doanh heo ăn chuối vẫn đang diễn ra tại các nông trường, nông trại, cảng biển. Đến thời điểm phát hành thông cáo, ông Đoàn Nguyên Đức- Chủ tịch HĐQT HAGL vẫn trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất tại các nông trường, nông trại của tập đoàn; di chuyển hàng ngày giữa các nông trường, nông trại để giám sát và điều hành, đồng thời trực tiếp chủ trì các cuộc họp để phổ biến triển khai các chủ trương, chiến lược, nhằm đạt được kế hoạch kinh doanh năm 2022 đã được đại hội đồng cổ đông thông qua”.

Được vạ má sưng

Trước các tin đồn thất thiệt, mặc dù các doanh nghiệp đã kịp thời phát đi thông tin bác bỏ các tin đồn là sai sự thật và cơ quan chức năng đã nhanh chóng  vào cuộc. Một số cá nhân tung tin đồn cũng đã bị phạt tiền và nhiều hình thức khác theo Luật pháp. Tuy nhiên, ‘được vạ thì má cũng sưng”. Rất nhiều doanh nghiệp chỉ trong chớp nhoáng đã bị tổn thất nặng nề sau các tin đồn này.

Theo thông tin của Vingroup, hậu quả lớn nhất mà doanh nghiệp này phải gánh chịu là ngay khi mở cửa giao dịch phiên sang 10/7, “bộ 3” cổ phiếu thuộc Vingroup gồm: VRE của CTCP Vincom Retail, VHM của CTCP Vinhomes và VIC của Vingroup lập tức lao dốc; thị giá của các cổ phiếu này mất 3 - 5% so với phiên trước, đặc biệt VIC có thời điểm nằm sát giá sàn. Chỉ tính riêng thời điểm đó, vốn hóa thị trường của 3 cổ phiếu này mất hàng chục nghìn tỉ đồng.

Hay như  HAGL, sau khi có tin đồn, cổ phiếu HAG liên tục bị nhà đầu tư bán ra, kể cả trong phiên hôm qua 12/10, thị trường chung hồi phục thì cổ phiếu này cũng bị nằm sàn.

Trước tình hình HAGL bị tung nhiều tin đồn trên mạng xã hội, bà Đoàn Hoàng Anh - con gái ông Đoàn Nguyên Đức (chủ tịch Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai, mã chứng khoán HAG) cũng đã gửi thông báo lên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM  đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HAG từ ngày 17-10 đến giữa tháng 11, khớp lệnh trực tiếp trên sàn, nhằm tăng tỉ lệ sở hữu.

-7898-1665652720.png

Hoạt động kinh doanh của HAGL vẫn bình thường

Cũng theo thông tin từ HAGL, hiện nay  doanh nghiệp này chỉ còn hai khoản trái phiếu phát hành ngày 30/12/2016 (dư nợ gốc hiện nay hơn 5.271 tỉ đồng, ngày đáo hạn 30/12/2026), và trái phiếu phát hành ngày 18/6/2012 (dư nợ gốc hiện nay 300 tỉ đồng, ngày đáo hạn 30/9/2023). Cả hai khoản trái phiếu trên đều có đầy đủ  tài sản đảm bảo cho dư nợ hiện tại.

Hiện, lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, HAGL ghi nhận doanh thu hơn 3.180 tỉ đồng, mang về lợi nhuận sau thuế 894 tỉ đồng, hoàn thành 79% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Dù lợi nhuận tháng 9 vừa qua có phần sụt giảm do xuất khẩu chuối chưa cao như kỳ vọng, kèm theo giá heo thấp hơn tháng liền trước, song doanh nghiệp kỳ vọng tình hình sẽ được cải thiện trong quý cuối năm.

Năm 2022, HAGL lên kế hoạch đạt 4.800 tỉ đồng doanh thu, đồng thời kỳ vọng lãi ròng sau thuế 1.120 tỉ đồng - tăng gần 9 lần so với mức thực hiện năm ngoái.

Trước thực trạng các vụ việc doanh nghiệp, doanh nhân bị tung tin đồn thất thiệt ngày càng nhiều. Nhiều ý kiến cho rằng, phải chăng hình thức xử phạt hành chính các vụ việc này còn quá nhẹ nên không đủ sức răn đe và đề xuất, cần mạnh tay xử lý  nghiêm với mức phạt cao hơn, phải bồi thường tương xứng với mức độ thiệt hại mà hành vi này gây ra cho doanh nghiệp, doanh nhân. Thậm chí nhiều người xem là đây là hành động phá hoại, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự cá nhân, thương hiệu của doanh nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...,  cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự chứ không thể phạt vi phạm hành chính.

Dù hiện nay, việc đăng tải các thông tin trên không gian mạng là quyền tự do của mỗi người, pháp luật không cấm nhưng nếu luật xử lý mạnh tay hơn, xem ra mới có thể ngăn chặn và hạn chế những trường hợp tương tự có thể lại xảy ra.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Liên tục các tin đồn thất thiệt về doanh nhân, doanh nghiệp-Phải chăng luật quá nhẹ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO