Tiền ảo tăng giá mạnh: Các chính phủ phải dè chừng

Gia Lê| 01/04/2021 09:31

Trước tình hình các đồng tiền số tăng giá mạnh và ngày càng được chấp nhận rộng rãi, không chỉ là cá nhân mà còn là tổ chức, định chế tài chính lâu đời, nhiều chính phủ bắt đầu e ngại khả năng những đồng tiền pháp định đứng trước nguy cơ suy giảm vị thế và thậm chí bị thay thế.

bai-2-tien-ao-1-7448-1616663150.jpg

Bitcoin tăng gần 6 lần trong 12 tháng qua

Đồng tiền mật mã lớn nhất thế giới Bitcoin đã lập kỷ lục mới ở 60.000 USD/BTC vào giữa tháng 3 vừa qua, đánh dấu mức tăng đến 80% tính từ đầu năm và tăng đến 570% trong 12 tháng qua, đưa mức vốn hóa vượt 1.100 tỷ USD và trở thành tài sản mang lại suất sinh lời lớn nhất trong thời gian này. Sự tăng vọt này khiến nhiều người nhớ lại vào cuối năm 2017, thời điểm Bitcoin lập kỷ lục giá gần 20.000 USD trước khi lao dốc 80% vào năm sau đó.

Giới phân tích nhấn mạnh rằng, các nhà đầu tư dài hạn đang nhảy vào lĩnh vực tiền ảo mỗi ngày một nhiều. Ngân hàng Goldman Sachs mới đây cho biết, đang chuẩn bị giao dịch tiền ảo bởi nhận thấy nhu cầu rất lớn của các nhà đầu tư tổ chức.

Nhưng những người ủng hộ Bitcoin cho rằng, cơn sốt hiện tại được thúc đẩy nhờ nhu cầu từ các nhà đầu tư tổ chức, và khác so với những đợt tăng trong quá khứ.  Đầu tháng 2, hãng xe điện Tesla tiết lộ đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào Bitcoin và có kế hoạch chấp nhận tiền ảo này làm phương thức thanh toán cho khách hàng mua xe. Quyết định này đã mở màn cho hàng loạt "đại gia" trong giới doanh nghiệp đổ xô vào thị trường tiền số.

Trước đó, hãng thanh toán Mastercard cho biết sẽ đưa một số tiền ảo bao gồm Bitcoin vào mạng lưới thanh toán toàn cầu. Nền tảng thanh toán PayPal và ngân hàng lâu đời nhất tại Mỹ BNY Mellon cũng có động thái liên quan tới Bitcoin. Tỷ phú dầu lửa Kjell Inge Rokke bày tỏ quan điểm ủng hộ Bitcoin và cho biết Công ty Aker ASA của ông đang lập một bộ phận để tiếp cận tiềm năng của tiền ảo.

Công ty ứng dụng chụp ảnh Trung Quốc Meitu nói sẽ đầu tư vào hai đồng tiền ảo Ether và Bitcoin. Gần đây nhất là Ngân hàng Đầu tư Morgan Stanley đã trở thành ngân hàng lớn đầu tiên tại Mỹ cung cấp dịch vụ sử dụng quỹ đầu tư Bitcoin cho khách hàng của mảng quản lý tài sản - động thái được cho là một bước quan trọng để chấp nhận Bitcoin như một loại tài sản. Đà tăng bùng nổ của Bitcoin trong thời gian vừa qua đã đặt ra thách thức đối với Phố Wall về việc cân nhắc đầu tư vào loại tài sản mới này.

Giới phân tích nhấn mạnh rằng, các nhà đầu tư dài hạn đang nhảy vào lĩnh vực tiền ảo mỗi ngày một nhiều. Ngân hàng Goldman Sachs mới đây cho biết, đang chuẩn bị giao dịch tiền ảo bởi nhận thấy nhu cầu rất lớn của các nhà đầu tư tổ chức.

Các chính phủ e ngại

Trước tình hình các đồng tiền số tăng giá mạnh và ngày càng được chấp nhận rộng rãi, không chỉ cá nhân mà còn là các tổ chức, định chế tài chính lâu đời, nhiều chính phủ bắt đầu e ngại khả năng những đồng tiền pháp định của quốc gia đứng trước nguy cơ suy giảm vị thế và thậm chí bị thay thế. Mới đây nhất, các nhà lập pháp Ấn Độ đã đề xuất dự luật cấm đầu tư tiền ảo và phạt nặng đối với bất kỳ ai giao dịch hoặc nắm giữ tiền ảo. Theo đó, nước này có thể truy cứu hình sự với bất kỳ ai nắm giữ, mua bán bảo hiểm, khai thác, giao dịch tài sản số. Nỗi lo ngại của Ấn Độ là có cơ sở, khi quốc gia đông dân thứ hai thế giới này chứng kiến lượng giao dịch tiền ảo vẫn tăng mạnh và hiện có 8 triệu nhà đầu tư đang nắm giữ 100 triệu Rupee (1,4 tỷ USD) tiền ảo, bất chấp đối mặt với nguy cơ bị cấm.

Tháng trước, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ bày tỏ quan ngại về tiền ảo, cho rằng đây là rủi ro đối với sự ổn định của hệ thống tài chính. Đồng thời, ngân hàng này cũng sẽ phát hành tiền ảo riêng - điều được khuyến khích trong dự luật trên. Còn tại quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc, sau các chính sách cấm khai thác và giao dịch trong những năm qua, gần đây đã liên tục thử nghiệm phát hành các đồng tiền kỹ thuật số mới.

Mục tiêu phát triển đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả của các khoản thanh toán xuyên biên giới bằng đồng CNY, mà còn tạo ra những con đường mới để Trung Quốc vượt qua hệ thống tiền tệ toàn cầu bằng USD, vốn đang chiếm đến 38% so với mức 2% của CNY.

Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) châu Âu cũng cho biết sẽ sớm quyết định liệu có chuẩn bị để khởi động một chương trình thử nghiệm đối với đồng euro kỹ thuật số hay không. NHTƯ Nhật Bản dự kiến sẽ bắt đầu thử nghiệm giai đoạn đầu của đồng yên kỹ thuật số với các doanh nghiệp tư nhân trong quý đầu tiên của năm, trong khi NHTƯ Hàn Quốc có kế hoạch thử nghiệm đồng won kỹ thuật số trong môi trường ảo trong năm nay.

Gần đây các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cũng tập trung vào đồng USD kỹ thuật số. Chính quyền của Tổng thống Biden đã thể hiện sự ủng hộ đối với nghiên cứu về khả năng tồn tại của đồng USD kỹ thuật số, trong khi tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói rằng, đồng USD kỹ thuật số có khả năng giúp những người Mỹ không có tài khoản ngân hàng.

Một cuộc khảo sát gần đây của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) - hiệp hội các NHTƯ quốc gia lớn, cho thấy 86% trong số 65 NHTƯ cho biết đang nghiên cứu hoặc thử nghiệm các loại tiền kỹ thuật số của quốc gia.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tiền ảo tăng giá mạnh: Các chính phủ phải dè chừng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO