Thuế quan của Mỹ trên hàng Trung Quốc chính thức có hiệu lực

Tùy Phong| 01/09/2019 08:00

Dù vòng đối thoại kế tiếp giữa hai bên dự kiến diễn ra trong tháng này, song kế hoạch áp thuế trên hàng hoá Trung Quốc của Tổng thống Trump vẫn diễn ra đúng như đã tuyên bố, đẩy chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang.

Theo tính toán, tới 87% hàng dệt may từ Trung Quốc và 52% mặt hàng giày sẽ chịu thuế nhập khẩu sau buổi sáng hôm nay. Và, nếu kế hoạch áp thuế từ ngày 15/12 tới trở thành hiện thực - lần này là trên khoảng 160 tỷ USD hàng nhập khẩu, hầu như toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ phải chịu thuế.

Theo tính toán, tới 87% hàng dệt may từ Trung Quốc và 52% mặt hàng giày sẽ chịu thuế nhập khẩu sau buổi sáng hôm nay. Và nếu kế hoạch áp thuế từ ngày 15/12/2019 trở thành hiện thực - lần này là trên khoảng 160 tỷ USD hàng nhập khẩu, hầu như toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ phải chịu thuế

Cụ thể, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết Cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ đã bắt đầu thu thuế ở mức 15% đối với 112 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc từ rạng sáng Chủ Nhật 1/9/2019 (giờ Mỹ), theo CNBC.

Trong khi đó, giá trị hàng hóa Trung Quốc chịu thuế theo hãng tin Bloomberg là 110 tỷ USD; còn Reuters đưa ra con số là 125 tỷ USD, dựa trên số liệu năm 2018 từ Cục thống kê Mỹ.

Đây là lô đầu tiên trong kế hoạch đánh thuế lên 300 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc mà ông Trump đã công bố hôm 1/8/2019. Số còn lại trong kế hoạch này sẽ tiếp tục chịu mức thuế tương tự từ ngày 15/12/2019. 

Với động thái nói trên, hơn 2/3 sản phẩm tiêu dùng nhập từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ đối mặt với mức thuế cao hơn. Do đó, đợt áp thuế mới nhất của Washington được dự báo sẽ đẩy giá thành của hàng loạt sản phẩm như quần áo, giày dép, nội thất, nhạc cụ, đồ thể thao, cùng các mặt hàng tiêu dùng phổ biến khác (từ sốt cà chua, thịt, xúc xích heo, cho đến hoa quả, rau củ, sữa, phô mai...) trước mùa mua sắm lên cao.

Link bài viết

Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, tình trạng giá cả của nhiều mặt hàng bán lẻ tăng cao do hàng rào thuế quan của Washington sẽ đe doạ chi tiêu cho tiêu dùng - động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Mỹ. Rủi ro này đặc biệt lớn hơn khi hàng loạt doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu dành cho đầu tư và xuất khẩu chậm lại trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu suy yếu, đẩy những người mua sắm Mỹ trở thành điểm sáng quan trọng cho nền kinh tế.

Dù Tổng thống Trump luôn khẳng định Trung Quốc sẽ là người chi trả thuế quan, song trên thực tế, các nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra rằng doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ mới là những đối tượng gánh thuế. Theo một nghiên cứu của J.P. Morgan, hàng rào thuế quan của ông Trump sẽ khiến một hộ gia đình điển hình tại Mỹ tiêu tốn 1.000 USD/năm; và đó là trước khi mức thuế ngày 1/9 và 15/12/2019 có hiệu lực.

Còn theo một khảo sát của Đại học Michigan, lòng tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 8/2019 giảm mạnh nhất trong gần 7 năm qua - tương ứng với nỗi lo ngại lớn dần về các tác động kinh tế gây ra bởi những quyết định áp thuế hàng nhập khẩu Trung Quốc của chính quyền Trump.

Được biết, chỉ số lòng tin tiêu dùng tháng 8/2019 đã giảm xuống 89,8 điểm so với mức 98,4 vào tháng trước. Ngoài ra, chỉ số điều kiện kinh tế hiện giảm từ 110,7 điểm xuống còn 105,3 điểm, và chỉ số kỳ vọng tiêu dùng giảm từ 90,5 điểm xuống 79,9 điểm. Đồng thời, khảo sát cũng cho biết, cứ hỏi ba người tiêu dùng thì có một người nhắc đến tác động tiêu cực của việc tăng thuế.

Chịu ảnh hưởng từ mức thuế cao hơn, nhiều công ty Mỹ đã phát đi cảnh báo rằng, họ sẽ buộc phải tăng giá sản phẩm lên cao hơn do phải trả thêm thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp có thể sẽ quyết định “cắn răng” chấp nhận chịu chi phí cao hơn thay vì tăng giá đối với khách hàng.

Theo tính toán, tới 87% hàng dệt may từ Trung Quốc và 52% mặt hàng giày sẽ chịu thuế nhập khẩu sau buổi sáng hôm nay. Và nếu kế hoạch áp thuế từ ngày 15/12/2019 trở thành hiện thực - lần này là trên khoảng 160 tỷ USD hàng nhập khẩu, hầu như toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ phải chịu thuế.

Trước tình trạng này, hơn 200 hãng sản xuất và nhà bán lẻ giày dép Mỹ, trong đó có cả Nike lẫn Foot Locker, hôm thứ năm đã viết thư kêu gọi ông Trump hủy bỏ kế hoạch áp thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc.

Trước đó, khoảng 160 tổ chức, doanh nghiệp thương mại khác, bao gồm nhiều nhà sản xuất phần mềm và thiết bị điện tử, cùng hàng loạt hãng bán lẻ, sản xuất rượu… cũng đã viết thư kêu gọi Washington hoãn kế hoạch tăng thuế. Trong đó, bức thư cảnh báo hàng rào thuế quan sẽ buộc nhiều doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm và phá vỡ niềm tin của người tiêu dùng.

“Ngay từ ban đầu, chúng tôi đã nói với Nhà Trắng rằng, chính người dân Mỹ sẽ là đối tượng phải gánh thuế dưới hình thức trả giá sản phẩm cao hơn. Cộng với mức thuế nhập khẩu vốn đã cao từ trước tới nay, đây sẽ là một sát thủ việc làm đối với người dân Mỹ”, Chủ tịch Hiệp hội các nhà phân phối và bán lẻ giày dép Hoa Kỳ - Matt Priest cho biết.

Còn Hiệp hội ngành công nghiệp CNTT - nơi đã đồng ý rằng Trung Quốc cần phải thay đổi các hoạt động thương mại không công bằng, cũng cho biết hôm thứ tư rằng, “các biện pháp thuế quan hiện tại đơn giản là không hiệu quả và chúng tôi vẫn đang chứng kiến các kết quả tiêu cực”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thuế quan của Mỹ trên hàng Trung Quốc chính thức có hiệu lực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO