Năm 'ác mộng' với kinh tế thế giới

Trọng Đại| 25/01/2021 01:30

Kinh tế thế giới năm 2020 gặp "ác mộng" khi các biện pháp phong tỏa được triển khai để ứng phó đại dịch Covid-19. Năm 2020 kết thúc để lại hàng loạt khoản nợ, hàng triệu việc làm biến mất.

Năm 'ác mộng' với kinh tế thế giới

Đối với kinh tế toàn cầu, năm 2020 kết thúc mang theo nhiều kỳ vọng cho tương lai, một phần xuất phát từ quan điểm mọi chuyện sẽ không thể tồi tệ hơn được nữa. Sự lạc quan đó cũng được hình thành từ thực tế nhiều dòng vắc-xin Covid-19 đã được nghiên cứu, phát triển và được nhiều quốc gia cấp phép lưu hành. Điều đó đồng nghĩa khát vọng về một năm 2021 với các hoạt động quay trở lại bình thường ở thời điểm hiện tại cũng không còn quá cháy bỏng như trước đây.

Nhưng những dấu hiệu khả quan trên lại xuất hiện quá muộn, không thể bảo vệ được hàng triệu việc làm và ngăn cản quá trình hình thành hàng nghìn tỷ USD nợ công trên toàn thế giới. Một năm 2020 phủ bóng bởi những vấn đề liên quan tới kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, mối quan hệ căng thẳng tiếp diễn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, và một hạn chót cứng cho quan hệ giữa Anh và Liên minh châu Âu sớm được coi là một năm đầy thử thách đối với nền kinh tế thế giới, nhất là trong bối cảnh nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp phong tỏa chưa từng có trong tiền lệ.

Sau đây là cái nhìn sơ lược về sự tàn phá khủng khiếp mà dịch bệnh Covid-19 gây ra cho thế giới trong năm 2020.

Chưa từng có tiền lệ

na-m-a-c-mo-ng-vo-i-kinh-te-th-3633-9753

Tốc độ phục hồi của các nền kinh tế phát triển đang duy trì ở mức thấp hơn so với thời kỳ tiền khủng hoảng, theo Chỉ số Chỉ báo tổng hợp hàng đầu của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, chỉ số dự báo những bước ngoặt của nền kinh tế trong khoảng thời gian 6 tháng.

Cắt giảm lãi suất

Các khu vực giữ nguyên lãi suất, tăng lãi suất và giảm lãi suất trên thế giới trong năm 2020.

Các khu vực giữ nguyên lãi suất, tăng lãi suất và giảm lãi suất trên thế giới trong năm 2020.

Trên quy mô toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách đã “bật chế độ khẩn cấp”. Các ngân hàng Trung ương đã cắt giảm lãi suất xuống mức rất thấp nhằm nới lỏng các điều kiện tiền tệ, hoặc giữ lãi xuất ở mức siêu thấp dưới 0%.

Tích cực cứu trợ

Chính quyền các nền kinh tế công bố những chương trình khẩn cấp mới, nới lỏng định lượng quá mức, và các ngân hàng trung ương tiến hành mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ còn các Bộ Tài chính bắt đầu phát hành nợ để có tiền phục vụ cho những biện pháp đối phó với khủng hoảng.

Nợ chất chồng

Gánh nặng nợ hộ gia đình, công ty phi tài chính, chính quyền và doanh nghiệp tài chính trên thế giới qua các năm.

Gánh nặng nợ hộ gia đình, công ty phi tài chính, chính quyền và doanh nghiệp tài chính trên thế giới qua các năm.

Đà chi tiêu chưa từng có tiền lệ của các chính phủ nhằm mục tiêu giảm thiểu những tác động tiêu cực từ các giai đoạn cách ly xã hội đã đẩy tỷ lệ nợ công tăng lên. Tại một vài quốc gia, tỷ lệ nợ công hiện cao nhất trong vòng nhiều thập kỷ qua.

Thị trường lao động 'lao đao'

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ, eurozone và Nhật Bản qua các năm.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ, eurozone và Nhật Bản qua các năm.

Với tất cả nỗ lực, các chính phủ vẫn không bảo vệ được việc làm của người dân, và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao hơn nhiều so với hồi đầu năm. Với một vài lĩnh vực kinh tế như du lịch và hàng không, nhiều việc làm biến mất mãi mãi, làm dấy lên lo ngại về những tổn thương kinh tế trong dài hạn.

Người nhập cư 'khốn khổ'

Cuộc khủng hoảng cho thấy rõ những mặt trái của thực trạng bất bình đẳng. Các lao động nhập cư phải gánh trên vai gánh nặng vì nhiều công việc của họ rất dễ bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Họ cũng phải đối mặt với các rủi ro về sức khỏe trong quá trình làm việc trên tuyến đầu giữa đại dịch.

Tuy nhiên, lượng kiều hối vẫn duy trì được sự ổn định. Các giao dịch chuyển tiền từ những người nhập cư tại Mỹ về cho gia đình ở khu vực Mỹ Latinh đang ở mức gần ngang bằng với năm 2019, khả quan hơn rất nhiều so với dự báo giảm của Ngân hàng Thế giới hồi tháng 4/2020.

Thương mại giảm sút

Cho dù xuất hiện những lo sợ rằng sự đổ vỡ của các dòng chảy thương mại toàn cầu trong năm 2020 sẽ tồi tệ nhất kể từ sau Thế Chiến II, sự sụt giảm trong năm vừa qua lại chỉ tương đương với giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Điều này phản ánh sự sụt giảm mạnh trong nhu cầu của người tiêu dùng đối với các loại hình dịch vụ khi cường độ thương mại ở mức thấp.

Tân tổng thống Mỹ

Chiến thắng của Joe Biden trong cuộc bầu cử tháng 11/2020 là thông tin tích cực đối với thương mại, nếu như ông rút lại chính sách “Nước Mỹ trên hết” mà Mỹ đã theo đuổi trong suốt 4 năm qua. Điều đó có thể sẽ giúp ngăn chăn sự xáo trộn trong quá trình toàn cầu hóa, một kết quả mà BloombergEconomics tính toàn sẽ khiến cho GDP toàn cầu giảm 31.000 tỷ USD vào năm 2050.

Chuyển giao quyền lực

Bên cạnh những điểm lùi trong năm 2020, vẫn tồn tại ở mặt nào đó sự tiến bộ. Phụ nữ đã vươn lên một vị thế mới khi nắm trong tay quyền lực kinh tế, với việc cả hai quốc gia là Mỹ và Canada lần đầu có các Bộ trưởng Tài chính là nữ.

(Theo Người đồng hành)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Năm 'ác mộng' với kinh tế thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO