Xuất khẩu tôm: Tránh phụ thuộc vào thị trường Mỹ

THÀNH CÔNG| 11/10/2016 01:21

Để tránh phụ thuộc vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam nên chủ động mở rộng sang các thị trường khác như Australia, Trung Quốc hay khai thác thị trường nội địa.

Xuất khẩu tôm: Tránh phụ thuộc vào thị trường Mỹ

Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố mức thuế chống bán phá giá cuối cùng trong đợt xem xét hành chính POR10 cao hơn khoảng 4 lần so với mức thuế sơ bộ và cao hơn 5 lần so với mức thuế cuối cùng POR9.

Đọc E-paper

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam, tính đến hết tháng 8/2016 đạt 435,3 triệu USD kim ngạch, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng nhập khẩu tôm từ Việt Nam do nhu cầu thị trường này tăng trong khi các nguồn cung khác như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Thái Lan đều gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu dẫn tới giá xuất khẩu tăng.

Trong nhóm 5 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ chỉ có Việt Nam tăng cả khối lượng và giá trị tôm xuất khẩu sang Mỹ với mức tăng lần lượt là 8% và 1%. Mỹ có xu hướng giảm nhập khẩu tôm từ Ecuador và tăng nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc.

Mới đây, DOC đã ban hành kết luận cuối cùng của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá tôm lần thứ 10 (POR10) áp dụng cho những lô hàng xuất khẩu từ ngày 1/2/2014 đến ngày 31/1/2015.

So với mức thuế cuối cùng của POR9, mức thuế cuối cùng của POR10 tăng từ 0,91% lên 4,78% đối với cả công ty bị đơn bắt buộc và tự nguyện.

Mức thuế cuối cùng này cũng cao hơn mức sơ bộ 3,56% mà DOC công bố hồi tháng 3/2016. Sở dĩ mức thuế này tăng cao là do DOC vẫn áp dụng phương pháp định giá phân biệt (cho phép DOC tái sử dụng phương pháp quy về 0) để tính toán biên độ phá giá. Theo quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì không được áp dụng phương pháp quy về 0 trong các đợt rà soát hành chính. Tuy nhiên, luật pháp của Mỹ vẫn cho phép áp dụng phương pháp này trong việc tính toán biên độ phá giá.

>>Vì sao thép Việt liên tục bị điều tra chống bán phá giá?

Trước tình hình ấy, VASEP đang chuẩn bị hồ sơ để khiếu nại lên Tòa án Thương mại quốc tế Mỹ, kể cả cấp cao hơn để yêu cầu DOC tính lại mức thuế này. Trước mắt, quyết định tăng thuế chống bán phá giá sẽ gây áp lực tâm lý tới các doanh nghiệp xuất khẩu và tạo tâm lý chưa ổn định cho phía khách hàng, khiến việc xuất khẩu tôm sang Mỹ sụt giảm trong thời gian ngắn, do vậy, xuất khẩu trong quý IV có thể không duy trì được mức tăng trưởng 16,5% như 3 quý đầu năm.

Trên thực tế, mức thuế DOC mới công bố chỉ là mức thuế tạm tính, phải đợi đến kỳ xem xét hành chính cho những lô hàng xuất khẩu năm 2016 (khoảng 2 năm sau) thì mới biết mức thuế chính xác cho các lô hàng xuất khẩu hiện tại.

VASEP cho rằng, việc xuất khẩu tôm vào Mỹ không chỉ phụ thuộc vào mức thuế chống bán phá giá mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như chất lượng, khả năng đáp ứng của doanh nghiệp (mà các doanh nghiệp tôm Việt Nam đáp ứng rất tốt yêu cầu của khách hành Mỹ) nên ảnh hưởng mức thuế chống bán phá giá cao sẽ không nhiều.

Mặc dù vậy, để tránh phụ thuộc vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nên chủ động mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác như Australia, Trung Quốc hay khai thác thị trường nội địa.

Mới đây, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sang Australia thúc đẩy xuất khẩu tôm tươi nguyên con. Dự kiến tháng 11 tới, phía Australia sẽ sang kiểm tra điều kiện nuôi tôm ở Việt Nam, mở ra triển vọng thúc đẩy xuất khẩu tôm tươi nguyên con vào thị trường này.

>>Vụ kiện bán phá giá tôm: Liên minh đấu DOC

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Xuất khẩu tôm: Tránh phụ thuộc vào thị trường Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO