Vai trò của phần mềm quản trị với bán lẻ truyền thống

ĐÔNG SANG| 23/12/2016 03:39

Sự cạnh tranh trong bán lẻ truyền thống trước các doanh nghiệp nước ngoài là lực đẩy cho nhu cầu về phần mềm quản trị hệ thống phân phối (Distributor Management System - DMS) phát triển.

Vai trò của phần mềm quản trị với bán lẻ truyền thống

Sự cạnh tranh trong bán lẻ truyền thống trước các doanh nghiệp nước ngoài là lực đẩy cho nhu cầu về phần mềm quản trị hệ thống phân phối (Distributor Management System - DMS) phát triển. Ước tính độ lớn thị trường này khoảng 100 triệu USD/năm với 20 doanh nghiệp tham gia.

Đọc E-paper

Theo dự báo của Viện Nghiên cứu thương mại - Bộ Công Thương, giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng thị trường bán lẻ của Việt Nam đạt 11,9%/năm, bán lẻ truyền thống vẫn chiếm 55% thị phần.

Có thể nói, không phải các trung tâm thương mại mà chính các cửa hàng tạp hóa ở Việt Nam là nơi kinh doanh nhiều mặt hàng đa quốc gia và đa dạng nhất. Điều này dẫn đến việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, khiến các nhà sản xuất phải chú trọng vào việc chăm sóc các điểm bán lẻ nhiều hơn, từ chương trình khuyến mãi, trưng bày, kiểm soát hàng hóa tồn cho đến báo cáo phân tích thị hiếu của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, nhân sự ngành này có mức độ nhảy việc khá cao nên các nhà sản xuất cần công nghệ giúp đảm bảo tiến độ công việc mà không phụ thuộc quá nhiều vào con người.

PepsiCo là một ví dụ. Sau 3 năm áp dụng DMS cho một nửa nhà phân phối trong hệ thống đã đóng góp đến 70% doanh thu cho Công ty. Nhu cầu DMS cứ thế phình to theo thời gian. Hiện có 20 doanh nghiệp (DN) tham gia, uớc tính doanh thu, theo ông Peter Phạm - Chủ tịch HĐQT DMSpro, khoảng 100 triệu USD/năm.

Nguồn thu của các DN cung cấp DMS đến từ thu phí trên mỗi tài khoản đăng ký sử dụng và cung cấp hạ tầng, chỉnh sửa giải pháp theo yêu cầu của nhà sản xuất. Theo một thống kê không chính thức, lợi nhuận của ngành này vào khoảng 20 - 30%.

Gia nhập thị trường năm 2002, với tiềm lực tài chính và kinh nghiệm phát triển phần mềm, FPT nhanh chóng dẫn đầu thị trường với giải pháp DMS-Life. Đến năm 2012, thị trường bắt đầu có thêm DMSpro, Olbius, Accenture (Maylasia) và bảng xếp hạng bắt đầu có sự thay đổi. FPT vẫn dẫn đầu, kế đến là Accenture, DMSpro, Viettel và HQ.

>>Học nghề quản trị từ… thầy bói chuyên nghiệp

Theo ông Peter Phạm, có một số lý do giúp các DN như DMSpro phát triển: 

Thứ nhất, trong khi các DN đi trước chọn cách quản lý phân tán (de-centralize), tức ứng với từng nhà phân phối sẽ có một hệ thống máy chủ. Đây là rào cản đối với DN yếu vốn muốn tham gia thị trường trước năm 2011. Hơn nữa, mô hình phân tán dữ liệu có thể sẽ không kịp thời và không chính xác.

Năm 2012 là thời điểm điện toán đám mây phát triển ở Việt Nam, DMSpro tận dụng cơ hội này để đưa mô hình quản lý tập trung vào hệ thống, tất cả các nhà phân phối đều quản lý bởi một hệ thống duy nhất, đặt tại một nơi duy nhất. Chi phí đầu tư thấp, khả năng triển khai nhanh và thông tin minh bạch, quản lý tập trung là điểm mạnh của các “tân binh” như DMSpro.

Thứ hai, các công ty đi sau chọn các giải pháp quản lý hệ thống đã kiểm chứng của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới thay vì tự xây dựng. Như DMSpro có đối tác SAP và Acumatica (Ấn Độ). Đây là điều giúp Công ty có được các hợp đồng từ những công ty đa quốc gia, các DN lớn ở Việt Nam như Samsung, P&G, Tân Hiệp Pháp, TH True Milk. Giải pháp này phải trả phí bản quyền cao, giá không thể thấp mà đây là yếu tố quyết định việc sống còn đối với các công ty phần mềm mới gia nhập thị trường.

Thứ ba, quan trọng nhất chính là sự chủ quan của các DN đi trước trong lĩnh vực này. “Nếu họ chú tâm, chắc chắn các DN mới sẽ vất vả hơn rất nhiều”, ông Peter Phạm nói.

Theo ông Peter Phạm, trong một thời gian dài, các nhà sản xuất đầu tư cho cửa hàng bán lẻ, cho nhân viên bán hàng nhưng không biết số lượng thật của các cửa hàng hay nhân viên bán hàng là bao nhiêu, bên cạnh đó kế hoạch sản xuất của công ty cũng dựa trên những con số ảo. Nhưng đó là chuyện của quá khứ, còn bây giờ DN không có nhiều thời gia để sửa sai.

Thời gian tới, DMSpro sẽ tập trung phát triển các lĩnh vực là thế mạnh như phân phối sữa, dược phẩm, nước giải khát và vật liệu xây dựng. Giá dịch vụ sẽ rất cạnh tranh để các DN có quy mô vừa và nhỏ chấp nhận được.

Hiện Công ty bắt đầu kinh doanh theo hướng “đóng gói giải pháp” tại Myanmar, Indonesia, Philippines, Camuchia. Trong đó Indonesia là thị trường rất tiềm năng vì hiện đa phần DN ở đây đang cung cấp giải pháp quản trị hệ thống phân phối theo hướng phân tán.

Theo nguồn tin riêng, FPT đã đặt kế hoạch mở rộng kinh doanh sang Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia. Để phát triển bền vững trong lĩnh vực này, khả năng am hiểu về nghiệp vụ bán lẻ và tiềm lực tài chính để đáp ứng nhu cầu mở rộng của khách hàng. Do đó, R&D quy trình nghiệp vụ bán lẻ vẫn tiếp tục là mảng mà FPT tập trung mạnh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, FPT vẫn đẩy mạnh việc hợp tác với các hãng công nghệ có vai trò dẫn dắt thị trường để tiếp cận nhanh nhất xu hướng công nghệ mới.

>>Sản xuất phần mềm - cơ hội cho startup Việt Nam

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vai trò của phần mềm quản trị với bán lẻ truyền thống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO