Thị trường eSports Việt Nam đang được vốn ngoại nhắm tới

Mỹ Huyền| 08/09/2021 07:00

eSports, môn thể thao duy trì được các giải đấu trong thời gian dịch bệnh có doanh thu toàn cầu năm 2021 hơn 1 tỷ USD chỉ trong vòng nửa năm, theo Statista.

Thị trường eSports Việt Nam đang được vốn ngoại nhắm tới

Giãn cách xã hội đã thúc đẩy doanh thu trò chơi điện tử trực tuyến thi đấu đối kháng, eSports tăng vọt. So với năm 2020 là hơn 900 tỷ USD cả năm thì có thể dự đoán những nhà kinh doanh eSports sẽ hốt bạc vào cuối năm nay.

Giới trẻ đã quen thuộc từ lâu với eSports và chỉ cần điện thoại thông minh trong tay là có thể tương tác cùng với thần tượng và bạn cùng chơi trên. eSports từ điện thoại thông minh chiếm tới 45% tổng số các trò chơi trên thị trường năm 2021. 

Châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và châu Âu lần lượt là 3 thị trường eSports lớn nhất thế giới, chiếm tới 57% thị phần, theo Insider Intelligence. Mỗi tháng có 26,6 triệu người vào xem eSports trong năm 2021, tăng 11% so với 2020.

Statista dự đoán con số này sẽ lên đến 577 triệu người/năm vào năm 2024. Counter-Strike là tên tuổi hót nhất ngành thể thao mà các nhà vận động chơi trực tuyến thay vì trực tiếp với đã thu về 7 triệu USD trong 6 tháng đầu năm.

Tại Việt Nam, thị trường eSports đã sôi động hơn năm nay vì các vụ đầu tư từ nước ngoài. Cuối tháng 8, startup Storms, Singapore và POPS Worldwide đã bắt tay để mở rộng thị trường tại Việt Nam.

Ứng dụng eSport trên điện thoại POPS của startup Storms, Singapore và POPS Worldwide đã thu hút vài triệu người Việt. POPS có 35 trò chơi nhiều thể loại về game thùng, thể thao, thi đấu và giáo dục miễn phí tại thị trường Việt Nam và Thái Lan. Fruit Ninja và Jetpack Joyride là hai trò chơi thu hút hai thị trường này nhiều nhất.

Điều thu hút giới trẻ vào eSport vì các trò chơi này cho phép họ tương tác cùng hàng tỷ người chơi khác trên thế giới. Storms bắt tay cùng POPS Worldwide để kéo lượt người dùng về. David Yin, CEO của Storms tiết lộ người chơi ở Thái Lan và Việt Nam có tương tác cao nhất trong thị trường thế giới. Vì vậy, vị CEO này sẽ mở các giải đấu dành riêng cho ngách thị trường này trong tham vọng mở rộng thị phần.

Cùng với sự phổ biến của eSports trong nước, một số thần tượng thể thao trực tuyến đã chiếm chỗ các thần tượng âm nhạc. Thầy Giáo Ba, cựu tuyển thủ chuyên nghiệp gây được sự chú ý trong giới trẻ vì là một trong những streamer giải trí. Nhân vật này đã phát triển đội tuyển SBTC Esports gồm hai đội thi đấu chuyên nghiệp cho bộ môn Liên minh huyền thoại (PC) và Wildrift đã dẫn đầu khu vực Đông Nam Á với 12 trận thắng liên tiếp. SBTC thu hút trung bình hơn 80.000 người xem trực tiếp, cao nhất so với các đội tuyển hình thành tại Việt Nam. 

Ampverse, công ty chuyên phát triển và thiết kế giải pháp tối ưu cho lĩnh vực thể thao điện tử Singapore đã mua lại cổ phần chi phối của SBTC Esports vào đầu tháng 8. Ampverse cũng đã mua lại Bacon Time, đội tuyển đương kim vô địch RoV Pro League mùa Hè 2021.

Matthias Beyer, Giám đốc mảng Gaming của Ampverse cho biết việc thương vụ này trở thành tiền đề để Ampverse mở rộng thị trường tại Việt Nam. Ông cho rằng đây là một trong những thị trường thể thao điện tử sôi động nhất. 

Trong giai đoạn chuyển đổi số sơ khai của ngành thể thao, eSports rất cần sự ghi nhận trong các giải chính thức. SEA Games 31 đã công bố thể thao điện tử trở thành một trong 40 môn thể thao tranh huy chương mang lại cho eSports sự bình đẳng với các môn thể thao truyền thống.

Trở thành môn thể thao chính thống, eSports sẽ thu hút startup và nhiều ngành kinh doanh khác vào thị trường. Các thành phần được hưởng lợi không chỉ là những ban tổ chức trò chơi, giải đấu nữa. Hệ sinh thái eSports sẽ được nhân rộng thêm nhiều mảng kinh doanh như đấu trường, streaming, nội dung số và quảng cáo…

Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng vấn đề về kiểm duyệt nội dung, cấp phép, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các hợp đồng hợp tác trong ngành nên được lưu ý hơn. Khi các thành phần tham gia được bảo vệ đầy đủ, eSports sẽ là ngành kinh doanh béo bở trong tương lai.

Ngược lại, khi các thành phần trong hệ sinh thái không được bảo vệ sẽ có hiện tượng các startup eSports tràn vào thị trường Việt Nam như đã thấy trong nhiều lĩnh vực. Thương vụ NRG của Mỹ mua lại League of Legends (LoL), giải thi đấu quốc gia eSports đã cho thấy thị trường Việt Nam độ hấp dẫn đối với các startup ngoại đến thế nào.

Theo bảng xếp hạng của App Annie năm 2020, Việt Nam là thị trường lớn thứ 4 tại Đông Nam Á căn cứ theo doanh thu. Cứ 25 game được tải thì có một game do công ty Việt Nam sản xuất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thị trường eSports Việt Nam đang được vốn ngoại nhắm tới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO