“Thần chú” cho tăng trưởng bền vững

ANDREW HOW (*)- Giám đốc Điều hành Hay Group Singapore và Việt Nam| 07/04/2011 09:48

Dù thế giới đã quen với quy luật “tăng trưởng bùng nổ đi trước, suy thoái kinh tế, tài chính theo sau”, nhưng bối cảnh kinh doanh mới hoàn toàn lạ lẫm xuất phát từ những thay đổi to lớn sẽ khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.

“Thần chú” cho tăng trưởng bền vững

Dù thế giới đã quen với quy luật “tăng trưởng bùng nổ đi trước, suy thoái kinh tế, tài chính theo sau”, nhưng bối cảnh kinh doanh mới hoàn toàn lạ lẫm xuất phát từ những thay đổi to lớn sẽ khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.

Xem E Paper số 137

Giải bài toán toàn cầu hóa

“Tăng trưởng bền vững” chính là câu thần chú trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Các công ty đã sẵn sàng nắm bắt và tận dụng những cơ hội mới đến từ quá trình phục hồi kinh tế, dù vẫn ở giai đoạn sơ khai, để đẩy mạnh hoạt động toàn cầu hóa.

Chặng đường phía trước còn lắm chông gai, và theo kết quả nghiên cứu của Hay Group, các công ty sẽ phải đối mặt với khá nhiều thách thức trên con đường hoàn thành sứ mệnh tăng trưởng bền vững của mình.

Để duy trì tốc độ tăng trưởng, các công ty toàn cầu luôn tìm kiếm nguồn doanh thu mới, đặc biệt là thông qua việc mở rộng hoạt động sang các thị trường mới, bất kể đó là thị trường đã chín muồi như các nước châu Âu hay đang tăng trưởng nhanh chóng như Nga, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ.

Một trong những thách thức lớn nhất trong quá trình mở rộng thị trường là làm thế nào trang bị cho đội ngũ lãnh đạo những kỹ năng cần thiết để điều hành một công ty có quy mô toàn cầu, quản lý nhân tài đến từ nhiều quốc gia và giúp nhân viên hòa nhập vào các môi trường văn hóa khác biệt.

Bên cạnh đó, để chinh phục môi trường kinh doanh mới, các công ty cần đội ngũ lãnh đạo mới, những người có khả năng hành động trong môi trường mang tính toàn cầu, hiểu được cách thức điều hành một doanh nghiệp bền vững, giúp doanh nghiệp vận hành uyển chuyển, và có tư duy chiến lược.

Số người hiện sở hữu những phẩm chất này rất hiếm, và quá trình toàn cầu hóa có nghĩa là những người giỏi nhất sẽ đến làm việc cho những công ty trả lương cao nhất, bất kể công ty đó ở đâu.

Vì vậy, các công ty đang phải đối mặt với một thách thức rất lớn là làm sao thu hút, phát triển và giữ chân người tài, đặc biệt là trong thị trường mang tính cạnh tranh cao độ, đòi hỏi nhân viên phải làm việc chăm chỉ, gắn bó và ngày một hiệu quả hơn trong khi lại rất hạn chế về ngân sách.

Đáp ứng nhu cầu của lượng khách hàng mới

Không chỉ có thêm nhân viên đến từ các thị trường mới mà công ty còn có thêm nhiều khách hàng, như là kết quả của quá trình toàn cầu hóa. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính vừa qua, khách hàng ngày một khó tính hơn.

Bên cạnh uy tín và sự minh bạch, hai tiêu chuẩn gần như bắt buộc, họ luôn kỳ vọng công ty phải liên tục ra mắt nhiều sản phẩm và dịch vụ đột phá.

Để đáp ứng nhu cầu của lượng khách hàng mới này, các công ty cần khuyến khích nhân viên làm tròn nhiệm vụ bằng những chính sách khen thưởng và chính sách lãnh đạo phù hợp, trao quyền, truyền cảm hứng, và quản lý kết quả làm việc của nhân viên một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, có chiến lược tăng trưởng hiệu quả thôi là chưa đủ, điều quan trọng là công ty cần theo đuổi chiến lược này đến cùng nhưng vẫn quản lý chi phí hiệu quả.

Lúc này, tiêu chí “Làm ít, được nhiều” trở thành mục tiêu phấn đấu khả thi trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.

Để đạt được mục tiêu này, công ty cần, một mặt, tiến hành tái cấu trúc để đạt được quy mô mong muốn và cắt giảm chi phí, mặt khác, mang tính bền vững hơn, là có chiến lược xây dựng môi trường văn hóa thúc đẩy làm việc hiệu quả thông qua các trọng tâm như: năng lực lãnh đạo, sự gắn bó của nhân viên, và chính sách khen thưởng hợp lý. Với chiến lược ấy, chức năng nhân sự của công ty giữ vai trò tối quan trọng.

Bởi, đội ngũ lãnh đạo có kỹ năng cao và đội ngũ nhân viên có động lực làm việc mạnh mẽ là hai chiếc chìa khóa dẫn đến thành công của các công ty trong giai đoạn hậu suy thoái.

Do đó, điều mà các công ty cần làm là biến nhân sự thành cộng sự chiến lược của hoạt động kinh doanh. Điều này hoàn toàn có thể đạt được bằng việc tái cấu trúc, phát triển và có chính sách khen thưởng phù hợp cho đội ngũ lãnh đạo và nhân viên, giúp họ xác định, xây dựng và thực hiện những chương trình liên quan đến con người nhằm hỗ trợ các mục tiêu chiến lược của công ty.

Xét lại, bối cảnh kinh doanh trong vài năm qua gặp nhiều khó khăn khi hầu hết các công ty không có nền tảng vững chắc để đạt đến sự tăng trưởng bền vững.

Các công ty cần chia nhỏ sứ mệnh tăng trưởng bền vững ra thành một số mục tiêu chính liên quan đến các lĩnh vực cụ thể để dễ quản lý. Tất cả những gì một công ty cần là ý chí, quyết tâm, kỷ luật và niềm say mê để thực hiện những mục tiêu đó.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
“Thần chú” cho tăng trưởng bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO