Rủi ro của IPO

Nguồn blogs.forbes.com - dịch PHÚC AN| 06/07/2011 00:56

Rất nhiều doanh nhân khi khởi nghiệp mong muốn sau này công ty mình có thể niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, kiếm được vài tỉ đô la và sánh vai với những công ty hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, cái giá phải trả không hề rẻ.

Rủi ro của IPO

Rất nhiều doanh nhân khi khởi nghiệp mong muốn sau này công ty mình có thể niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, kiếm được vài tỉ đô la và sánh vai với những công ty hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, cái giá phải trả không hề rẻ. Quá trình này tốn kém hàng triệu đô la, làm giảm vốn chủ sở hữu - có khi các nhà sáng lập chỉ giữ được một cổ phần rất nhỏ và mất đi quyền kiểm soát kinh doanh.

Rất ít doanh nghiệp có khả năng phát hành cổ phiếu mặc dù IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) là một xu hướng thịnh hành và được xem như bước đi quyết định thành công cho doanh nghiệp. Chỉ có khoảng một chục công ty trong số hàng ngàn các công ty mới được thành lập ở Mỹ thực hiện IPO trong năm 2009. Và trong hầu hết các trường hợp, những người sáng lập ban đầu bị đẩy ra, hội đồng quản trị, các vị trí chủ chốt bị bổ sung hoặc thay thế bằng các nhà điều hành “nhiều kinh nghiệm” khác.

Tác giả Robert Hisrich quyển sách “Entrepreneurship” đưa ra một số những bất lợi khi tiến hành IPO giúp doanh nghiệp lường trước những khó khăn sẽ gặp phải.

Vẫn có những ngoại lệ như trường hợp của Bill Gates và Larry Page, nhưng đó là ngoại lệ chứ không phải thông lệ. Trong quyển sách “Entrepreneurship”, các tác giả Robert Hisrich, Michael Peters và Dean Shepherd đưa ra một số những bất lợi khi tiến hành IPO giúp doanh nghiệp lường trước những khó khăn sẽ gặp phải.

Chịu nhiều trách nhiệm hơn

Các CEO, CFO, và tất cả các thành viên Ban giám đốc phải hiểu rõ các qui định, luật pháp được chính phủ ban hành. Tất cả đều có trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm chung đối với báo cáo, thông tin được tiết lộ cho công chúng và trách nhiệm trước pháp luật.

Phát sinh nhiều chi phí hành chính

Hầu hết các chi phí hành chính và thủ tục kế toán của công ty được niêm yết tăng gấp đôi hoặc gấp bốn lần những công ty không niêm yết. Hệ thống CNTT mới, dịch vụ tư vấn và ngân hàng đầu tư là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình IPO và những hoạt động này sẽ làm phát sinh thêm nhiều chi phí.

Thay đổi theo các chính sách của chính phủ

Một khi đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, các công ty buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, chính sách mới của chính phủ. Các thay đổi về chính sách khiến nhiều công ty phải mở rộng thêm bộ phận quan hệ chính phủ, thuê tư vấn luật. Số lượng các báo cáo và yêu cầu kiểm toán ngày càng nhiều sẽ làm phát sinh thêm nhiều chi phí.

Minh bạch thông tin

IPO (chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Initial Public Offering) có nghĩa là phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu. Theo thông lệ tài chính trong kinh doanh, việc phát hành này có nghĩa là một doanh nghiệp lần đầu tiên huy động vốn từ công chúng rộng rãi bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông, nghĩa là cổ phiếu ghi nhận quyền sở hữu đúng nghĩa và người nắm giữ có quyền biểu quyết tương ứng trong các kỳ họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên hay bất thường. Một phần của IPO có thể là chuyển nhượng cổ phần của cổ đông hiện hữu.

Mỗi công ty niêm yết phải công bố và trả lời cho các cổ đông và báo chí tất cả các thông tin tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Áp lực duy trì tốc độ tăng trưởng

Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ thay đổi cách bạn làm kinh doanh, từ tái đầu tư lợi nhuận cho tương lai cho đến việc tối đã hóa tăng trưởng mỗi quý. Duy trì tốc độ phát triển đáp ứng mong đợi của các đầu tư là thực sự là một áp lực rất lớn cho doanh nghiệp.

Mất quyền kiểm soát

Khi cổ phiếu được bán cho công chúng, công ty sẽ mất dần quyền kiểm soát hoạt động của công ty. Mỗi quyết định đều phải được sự đồng ý của số đông mới được thực thi. Trong tình huống xấu nhất, một phần của công ty sẽ bị bán lại cho các công ty, tổ chức đối thủ mà bạn không thể làm gì được. Chiến lược thoái vốn vốn bằng M & A của các cổ đông cũng khiến quyền kiểm soát rơi vào tay đối thủ hoặc những người bạn không thể nào ưa nổi.

Tuy nhiên, đôi khi IPO là cách duy nhất để doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng trưởng. Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn vốn để mở rộng sản xuất, hoặc cần mở rộng hoạt động tiếp thị, xây dựng thương hiệu thì quỹ IPO sẽ cung cấp tài chính cho mọi hoạt động phát triển của công ty. Nhưng mặt khác, việc hoàn vốn chậm trễ sẽ khiến giá cổ phiếu lao dốc mà tăng trưởng liên tục lại là một thử thách. IPO đòi hỏi doanh nghiệp phải có một sự chuẩn bị cẩn thận và một chiến lược lâu dài.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Rủi ro của IPO
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO