Phá sản doanh nghiệp: Hiểu đúng để đừng sợ!

MINH HẢO| 23/07/2013 09:50

Kinh tế Việt Nam dù chưa thoát khỏi suy thoái nhưng cũng đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, số doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn được thống kê không phải là ít. Nhưng điều đáng lưu tâm là những DN này vẫn có cơ hội "xoay chuyển tình thế” nếu hiểu đúng và vận dụng đúng về Luật Phá sản.

Phá sản doanh nghiệp: Hiểu đúng để đừng sợ!

Kinh tế Việt Nam dù chưa thoát khỏi suy thoái nhưng cũng đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, số doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn được thống kê không phải là ít. Nhưng điều đáng lưu tâm là những DN này vẫn có cơ hội "xoay chuyển tình thế” nếu hiểu đúng và vận dụng đúng về Luật Phá sản.

Phá sản, sàng lọc và tạo dựng
Phá sản không phải là "ngày tận thế"

Đọc E-paper

Hai năm trở lại đây, những thông tin về việc làm ăn thua lỗ, phá sản của DN đã được các cơ quan công bố khá nhiều trong các diễn đàn kinh tế. Cụ thể là ước tính năm 2012, có đến 50.000 DN phá sản, hàng chục ngàn DN đang hoạt động trong tình trạng thua lỗ.

Rất nhiều DN giảm quy mô sản xuất, lao động trong lúc khó khăn. Những thông tin này hình thành nên những bức tranh tối màu về DN hiện nay. Nhưng điều mà các chuyên gia lo ngại là thuật ngữ "phá sản" chưa được hiểu thấu đáo trong xã hội và ngay chính các DN khiến DN bỏ qua nhiều cơ hội được cứu.

Theo Luật Phá sản, không phải lúc nào việc phá sản cũng dẫn đến chấm dứt sự tồn tại của DN mà DN có thể thay đổi chủ sở hữu và vẫn tiếp tục hoạt động. DN chỉ "thật sự nguy hiểm" khi rơi vào trạng thái vỡ nợ, không còn khả năng hoạt động và phải giải thể.

Chuyên gia kinh tế tài chính Lê Trọng Nhi, cho rằng, phá sản và vỡ nợ là hai khái niệm khác nhau ứng với hai giai đoạn khác nhau trong kinh doanh. Phá sản (Bankruptcy) là một thủ tục đứng về mặt pháp lý và có sự can thiệp của pháp luật ngay từ đầu.

Khi DN gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì sẽ được tòa chấp nhận cho giải thể.

Trong trường hợp DN trình được những phương án có thể giải quyết khó khăn thì thủ tục phá sản lại mở ra con đường sống. Trong khi đó, vỡ nợ (Insovency) là thủ tục hành chính giữa những người điều hành công ty với nhau, đến lúc không thể hoạt động được nữa thì tuyên bố giải thể công ty.

Xét trên khía cạnh tài chính, vỡ nợ có hai tình huống: vỡ nợ dòng tiền mặt, liên quan đến việc thiếu thanh khoản để trả các khoản nợ đến hạn và vỡ nợ bản cân đối tài sản liên quan đến việc có tài sản ròng bị âm (các khoản nợ lớn hơn các tài sản). Hiện nay, hầu hết các DN Việt Nam đang bị kẹt giữa hai tình huống này.

Việt Nam đã có Luật Phá sản từ năm 1993, nhưng đến nay, có rất ít DN nhờ tư vấn phá sản hoặc rất ít sử dụng luật này. Cũng theo chuyên gia Lê Trọng Nhi, đó là do thiếu hiểu biết về Luật Phá sản, DN chưa nhận biết đúng đắn về bản chất của việc phá sản nên họ cảm thấy ái ngại.

Mặc khác, lâu nay, do bệnh thành tích, các chủ sở hữu lo ngại nếu DN của mình bị coi là phá sản thì danh dự và uy tín bị ảnh hưởng, việc quản lý, điều hành yếu kém bị phơi bày. Vì thế, khi gặp vấn đề, DN ngại tìm hiểu xem những khía cạnh ẩn chứa bên trong quyết định này. Chuyên gia Lê Trọng Nhi khuyên rằng, DN Việt Nam cần phải thay đổi cách nhìn về vấn đề này.

Vì phá sản không có nghĩa là "mất tất cả” mà còn tạo cơ hội cho DN làm ăn thua lỗ thỏa thuận với các chủ nợ, tái cấu trúc lại DN và lên kế hoạch trả nợ hợp lý để trở lại hoạt động bình thường...

Chỉ khi nhận thức như vậy, DN và cả những người làm quản lý mới sử dụng thủ tục tuyên bố phá sản được quy định tại Luật Phá sản 2004 như một công cụ để cứu vãn DN làm ăn thua lỗ. Trên thế giới, đã có nhiều trường hợp nhờ thủ tục phá sản mà có thể gượng dậy và phát triển như GM, AIG...

Trong đó, năm 2009, hãng xe hơi của Mỹ GM gặp khó khăn và phải nhờ đến Luật Phá sản Hoa Kỳ "hỗ trợ". Nhờ sự can thiệp kịp thời của tòa án, GM được ngân hàng hỗ trợ và tái cấu trúc mọi hoạt động. Và chỉ ba năm sau, DN này đã có lãi và hiện nay GM vẫn là một trong những thương hiệu xe hơi hàng đầu của Mỹ.

Chuyên gia Lê Trọng Nhi cho rằng, để thay đổi cách nhìn này, trước hết Việt Nam cần một hệ thống tư pháp đủ mạnh. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao trình độ chuyên môn để có đội ngũ thẩm phán chuyên xử lý các vụ việc phá sản.

Khi có niềm tin vào năng lực của tòa án, các DN làm ăn thua lỗ sẽ sử dụng trình tự phá sản như một cách thức để phục hồi kinh doanh. Vì chừng nào cơ hội phục hồi kinh doanh thông qua thủ tục phá sản còn thấp thì người ta còn e ngại việc tuyên bố phá sản.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Phá sản doanh nghiệp: Hiểu đúng để đừng sợ!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO