Nhượng quyền thương mại doanh nghiệp của bạn

BÙI THỊ NGỌC DIỆP dịch| 13/07/2009 08:53

Bạn có muốn biến doanh nghiệp của mình thành một Subway hay một Curves tiếp theo không? Hãy tìm hiểu xem liệu doanh nghiệp của bạn và bạn đã sẵn sàng cho việc nhượng quyền thương mại chưa.

Nhượng quyền thương mại doanh nghiệp của bạn

Bạn có muốn biến doanh nghiệp của mình thành một Subway hay một Curves tiếp theo không? Hãy tìm hiểu xem liệu doanh nghiệp của bạn và bạn đã sẵn sàng cho việc nhượng quyền thương mại (franchising) chưa.

Hình thức phát triển nào sẽ phù hợp hơn cho doanh nghiệp của bạn? Nhượng quyền thương mại hay trở thành một văn phòng vệ tinh (satellite offices)? Như nhiều nhà khởi nghiệp khác, bạn có thể tự hỏi rằng liệu doanh nghiệp của bạn có phù hợp với cơ cấu nhượng quyền đã làm nên tên tuổi của các tập đoàn toàn cầu như Century 21 và McDonald's

Câu trả lời phụ thuộc vào hai điều: loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn sở hữu và bạn đang sở hữu loại hình doanh nghiệp như thế nào? Loại hình doanh nghiệp bạn đang sở hữu sẽ xác định liệu doanh nghiệp của bạn có thể được nhượng quyền thương mại hay không. Loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn sở hữu sẽ quyết định liệu nhượng quyền thương mại có phải là cách tốt nhất hay không.

Hãy tìm hiểu xem liệu doanh nghiệp của bạn và bạn đã sẵn sàng cho việc nhượng quyền thương mại

Tại sao bạn lại muốn nhượng quyền thương mại?

Hãy bắt đầu với việc bạn muốn đạt được điều gì từ việc nhượng quyền thương mại doanh nghiệp của bạn. Theo Robert Barbato, giám đốc của Học Viện Doanh nghiệp nhỏ tại Học viện Công nghệ Rochester, New York. Nếu bạn dự định mở rộng doanh nghiệp của mình trên toàn quốc một cách nhanh chóng, nhương quyền thương mại chắc hẳn là cách nhanh nhất.

Bởi vì người được nhượng quyền thương mại (franchisee), chứ không phải là người nhượng quyền thương mại (franchisor), là người cung cấp tiền vốn cho việc mở rộng thương hiệu. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển một cách nhanh chóng và lớn mạnh hơn so với việc được hỗ trợ từ nguồn vốn vay của ngân hàng hoặc từ những nguồn nội bộ. Barbato nói: “Bạn có thể nhượng quyền thương mại được vài trăm lần trong vài năm, nhưng bạn không thể mở vài trăm chi nhánh của doanh nghiệp nhanh như thế”.

Mặt khác, nếu bạn dự định chỉ mở một vài văn phòng hay chi nhánh nhỏ ở một vài thị trường mới, văn phòng vệ tinh (được sở hữu bởi chính công ty) có thể là một lựa chọn tốt hơn. Các chi phí liên quan đến luật pháp và hành chính trong việc nhượng quyền thương mại quá nặng nề làm cho việc nhượng quyền thương mại trở nên không thực tế đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng ở một mức độ vừa phải, Barbato nói thêm.

Ngoài ra, bạn cũng nên tự vấn bản thân một cách nghiêm túc rằng bạn có thật sự muốn nhượng quyền thương mại hay không bởi vì điều này sẽ rất khác biệt so với việc làm chủ doanh nghiệp một mình. Bạn đã sẵn sàng để quản lý một nhu cầu nhân lực lớn hơn để đáp ứng cho cả một hệ thống thương hiệu của bạn? Rồi sự cạnh tranh với cái đối thủ khác ra sao? Với một ngành công nghiệp mà trong đó có nhiều thương hiệu lớn, bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để nhập cuộc chưa?

Ngay cả phương cách quản lý của bạn cũng cần phải được xem xét lại. Barbato nói: “Ví dụ, một người giỏi cung cấp các dịch vụ việc làm chưa chắc sẽ giỏi về việc nhượng quyền thương mại. Một điều chắc chắn là khách hàng lúc này sẽ rất khác so với ban đầu”.

Một văn phòng thuộc quyền sở hữu của công ty sẽ được quản lý bởi một giám đốc mà bạn thuê và bạn có thể cho anh ta nghỉ việc bất cứ khi nào bạn muốn. Tuy nhiên, việc tăng mức độ kiểm soát lên nhân viên nói riêng và toàn bộ doanh nghiệp đối với loại hình doanh nghiệp nói trên có thể làm mất đi sự ham muốn đóng góp của nhân viên đối với doanh nghiệp so với hình thức nhượng quyền thương mại.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhượng quyền thương mại doanh nghiệp của bạn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO