Những điều cần lưu ý khi đầu tư vào Campuchia

P.V (theo ITPC)| 26/03/2013 09:47

Chính phủ Campuchia đã loại bỏ hầu hết các rào cản phi thuế quan và các giấy phép nhập khẩu.

Những điều cần lưu ý khi đầu tư vào Campuchia

Chính sách thuế và thuế suất

Chính phủ Campuchia đã loại bỏ hầu hết các rào cản phi thuế quan và các giấy phép nhập khẩu.

Thuế hải quan:

Về nguyên tắc, tất cả các hàng hóa nhập hay xuất đi từ Campuchia đều phải chịu các loại thuế xuất nhập khẩu theo quy định của Tổng cục Hải quan và chịu thuế tiêu thụ.

Thuế nhập khẩu:

Thuế nhập khẩu được thu tại bất cứ điểm vào hay ra của tất cả hàng hóa qua biên giới, trừ những hàng hóa đặc biệt được miễn thuế hải quan theo luật hay hàng hóa của các cơ quan đặc biệt.
Các loại hàng hóa được miễn thuế này gồm:
- Tài sản tư của các cá nhân khi được chuyển sang nơi ở bình thường của họ;
- Hàng miễn thuế theo công ước quốc tế;
- Viện trợ nhân đạo;
- Hàng hóa nhập khẩu cho cưới xin hay ma chay;
- Hàng liên quan đến quan hệ quốc tế;
- Một số quyên góp nhất định cho các cao tăng.

Thuế lợi nhuận:

Có mức khác nhau, phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp:
1. Doanh nghiệp đầu tư được chấp nhận: 0% đến 9%
2. Bảo hiểm: 5%
3. Nguồn lực quốc gia: 30%
4. Khác: 20%

Thuế đặc biệt:

- Hầu hết các xe ô tô và các linh kiện thay thế > 2000cc: 30%
- Hầu hết các xe ô tô và các linh kiện thay thế < 2000cc: 20%
- Hầu hết các xe ô tô to (như xe buýt hay xe tải): 10%
- Xe máy – đồ thay thế >124cc có mức thuế đặc biệt là 10%
- Thuế đặc biệt của một số sản phẩm xăng nhất định: 20%
- Đồ uống carbonat và không cồn tương tự: 10%
- Bia, rượu và các đồ uống có cồn khác: 10%
- Thuốc lá điếu và xì gà: 10%
- Phòng khách sạn và các phí giải trí khác: 10%
- Vé máy bay quốc tế - bắt đầu ở Campuchia: 2%

Thuế doanh thu:

Thuế doanh thu là loại thuế đánh vào tổng doanh thu đạt được. Mức khác nhau tùy thuộc các loại hình hoạt động kinh doanh sau đây:

1. Hàng hóa nhập khẩu: 4%
2. Công nghiệp, thủ công hay khai khoáng: 1%
3. Phòng khách sạn, dịch vụ, câu lạc bộ và nhà hàng: 10%
4. Khác: 4%

Thuế giữ lại:

Thuế giữ lại gồm thuế giữ lại cư dân (resident), thuế giữ lại không phải cư dân (non-resident) và thuế giữ lại cổ tức.

Thuế giữ lại cư dân như sau:

1. Trải lãi suất tài khoản tiết kiệm: 5%
2. Dịch vụ về người thể chất: 15%
3. Tiền thuê mỏ hay các tài sản vô hình khác: 15%
4. Thuế thu nhập từ tiền cho thuê nhà 10%.

Thuế giữ lại không phải dân cư (người nước ngoài nếu sống liên tục ở Campuchia 182 ngày trở lên được coi là cư dân – resident) cần phải loại trừ trên nguồn tiền trả cho cư dân không tính thuế ở mức 15%.

Thuế giữ lại cổ tức được tính đối với các cổ tức phát cho cổ đông trong nước và nước ngoài với tỷ lệ tương đương mức thuế lợi nhuận của doanh nghiệp.

Thuế xuất khẩu:

Hiện Campuchia không đánh thuế xuất khẩu, chỉ trừ loại thuế đánh vào các sản phẩm xuất khẩu hạn chế như gỗ, gỗ xẻ, gỗ cây, kim loại và đá quý hiếm, hải sản và đồ cổ.

Hồ sơ nhập và xuất khẩu

Hải quan Campuchia yêu cầu người nhập khẩu và xuất khẩu phải xuất trình vận đơn và hóa đơn cho tất cả các chuyến hàng. Hàng hóa được vận tải bằng tàu qua Việt Nam đi bằng đường sông Mekong cũng phải có giấy phép quá cảnh.

Các yêu cầu về nhãn mác

Hiện Campuchia không có yêu cầu nào về nhãn mác.

Tiêu chuẩn

CAMCONTROL là đơn vị thuộc Bộ Thương mại phụ trách việc đề ra các tiêu chuẩn. CAMCONTROL cấp các giấy tờ và chứng nhận các sản phẩm xuất khẩu và xác nhận về chất lượng của các sản phẩm dịch vụ.

Thủ tục thành lập công ty tại Campuchia

Các thủ tục, giấy tờ xin mở công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện công ty Việt Nam tại Campuchia:

A. Các giấy tờ cần thiết xin thành lập công ty Việt Nam tại Campuchia:

1. Đơn xin thành lập công ty tại Campuchia (theo mẫu của Bộ Thương mại Campuchia);
2. Hợp đồng thuê nhà tại Campuchia (tiếng Khmer hoặc tiếng Anh);
3. Giấy chứng nhận mở tài khoản ngân hàng tại Campuchia;
4. Photo hộ chiếu có visa và 03 ảnh chụp 4x6 của người đứng tên giám đốc công ty
5. Đơn xin đăng ký tên công ty vào danh sách các công ty tại Bộ Thương mại Campuchia (theo mẫu của Bộ Thương mại Campuchia);
6. Nộp lệ phí xin mở công ty theo quy định của Bộ Thương mại Campuchia;
7. Đơn khẳng định không phải là công chức nhà nước, không phạm tội (theo mẫu). Thời gian nhận kết quả khoảng 5 ngày làm việc, hồ    sơ xin thành lập công ty nộp tại Bộ Thương mại Campuchia, Cục Đăng ký thương mại.

B. Các giấy tờ cần thiết xin thành lập chi nhánh công ty, văn phòng đại diện công ty Việt Nam tại Campuchia:

1. Đơn xin thành lập chi nhánh văn phòng đại diện công ty tại Campuchia (theo mẫu của Bộ Thương mại Campuchia);
2. Hợp đồng thuê nhà tại Campuchia (tiếng Khmer hoặc tiếng Anh);
3. Dịch công chứng ra tiếng Anh toàn bộ giấy tờ của công ty gốc tại Việt Nam, bao gồm: Điều lệ công ty,Giấy thành lập công ty, Chứng nhận ngành nghề đăng ký kinh doanh…
4. Photo hộ chiếu có visa và 03 ảnh chụp 4x6 của người đứng tên làm trưởng chi nhánh hoặc văn phòng đại diện công ty vào danh sách   các công ty tại Bộ Thương mại Campuchia.
5. Nộp lệ phí xin mở chi nhánh, văn phòng đại diện công ty theo quy định của Bộ Thương mại Campuchia. Thời gian nhận kết quả khoảng 05 ngày làm việc, hồ sơ xin thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện Công ty nộp tại Bộ Thương mại Campuchia, Cục Đăng ký thương mại.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Những điều cần lưu ý khi đầu tư vào Campuchia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO