Nháo nhào tìm công nhân

MINH ĐẠT| 03/10/2012 00:31

Tại Đồng Nai và Bình Dương, doanh nghiệp không khó để tuyển dụng nhân viên văn phòng nhưng lại trầy trật tuyển dụng lao động phổ thông.

Nháo nhào tìm công nhân

Tại Đồng Nai và Bình Dương, doanh nghiệp không khó để tuyển dụng nhân viên văn phòng nhưng lại trầy trật tuyển dụng lao động phổ thông.

Đọc E-paper

Nhiều doanh nghiệp đang khan hiếm lao động đến mức trầm trọng!

Hết cách tuyển dụng!



Phụ trách nhân sự Công ty Dệt may ESquel Group (Khu Công nghiệp Amata) cho biết, bộ phận tuyển dụng của công ty đều đặn có mặt tại hầu hết các hội chợ việc làm của tỉnh Đồng Nai từ đầu năm đến nay. Để tuyển thêm 1.000 lao động phổ thông, nhân viên Phòng nhân sự đã sử dụng gần hết các phương cách, từ quảng cáo tuyển việc làm trên báo, treo băng rôn tuyển dụng, phát tờ rơi đến tuyển dụng “từ trong ra ngoài”, tức khuyến khích người lao động kêu gọi anh chị em, họ hàng ở quê vào tham gia tuyển dụng nhưng mục tiêu tuyển đủ lao động vẫn không đạt được!

Cũng cần nói thêm rằng, để kêu gọi người lao động, Esquel Group đã nỗ lực cải thiện chính sách lao động nhằm tăng tính hấp dẫn so với các công ty cùng ngành khác. Nhưng bất chấp lực lượng lao động bù đắp từ các công ty đã phá sản hoặc bị thu hẹp sản xuất trong tỉnh thời gian qua, Esquel Group vẫn gặp khó khăn với lượng cầu về lao động phổ thông quá lớn. Hiện tại, 50% lao động của công ty là dân ngoại tỉnh.

Tương tự là trường hợp của Công ty Wha II Vina đang trong giai đoạn thiết kế mở rộng giai đoạn hai tại Khu Công nghiệp Nhơn Trạch I, Đồng Nai. Với đơn hàng mới tăng thêm từ nhà máy thứ hai này, công ty sẽ cần thêm 750 công nhân dệt may làm việc theo ca cho đến tháng 5 năm sau khi dự án đi vào hoạt động.

Đăng thông tin tuyển dụng từ tháng 1, nhưng phụ trách nhân sự công ty cho hay, chỉ tuyển được khoảng 220 lao động. “Chúng tôi đang trong giai đoạn tuyển dụng liên tục”, phụ trách nhân sự công ty chia sẻ. Thậm chí, Công ty Tae Kwang Vina Industrial (Khu Công nghiệp Biên Hòa II) còn có hình thức tuyển dụng náo nhiệt hơn với thông báo thực hiện phỏng vấn mỗi ngày.

Ông Đào Ngọc Hoàng, Trưởng phòng Chính sách - Lao động, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội của tỉnh Đồng Nai, cho biết, năm 2012, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng khoảng 70.000 lao động mới, tập trung chủ yếu ở một số ngành nghề như may mặc, da giày, chế biến, điện tử và hóa chất...

Tuy nhiên, khả năng thiếu hụt nguồn lao động ở tỉnh trong năm 2012 có thể xảy ra khi nguồn cung trong tỉnh chỉ có thể đáp ứng khoảng 40.000 lao động, tương đương khoảng 60%.

Thống kê từ tỉnh lân cận với Đồng Nai là tỉnh Bình Dương cũng cho thấy tình hình căng thẳng lao động đang diễn ra. Hiện nay, tỉnh chỉ có khả năng đáp ứng trên 60% nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong tỉnh nói chung và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nói riêng.

Thậm chí, đối với khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, lao động ngoại tỉnh đang đóng góp một phần đáng kể cho sự phát triển của các doanh nghiệp này với tỷ lệ áp đảo là 89,4%.

“Vượt khung” giữ người

Có vẻ chưa bao giờ công nhân lại “được giá” như hiện nay. Các công ty đều kêu gọi lao động với các lời mời hấp dẫn về lương - vấn đề quan tâm nhất của công nhân hiện nay.

Theo nhận xét của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Bình Dương, tại một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều lao động phổ thông hiện nay, tiền lương bình quân qua các năm cơ bản đã thỏa thuận bằng hoặc cao hơn quy định của Nhà nước.

Cụ thể, trong năm 2012, tiền lương bình quân của người lao động từ 2,8-3 triệu đồng /người/tháng. Ngoài tiền lương cơ bản, một số doanh nghiệp chấp nhận nghĩ xa hơn để kêu gọi lao động bằng cách thực hiện chế độ thưởng chuyên cần, phụ cấp tiền xe, tiền nhà cho công nhân.

“Tình hình chung là nhiều doanh nghiệp đang thiếu lao động. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sẽ luôn bị thiếu lao động nếu họ không đáp ứng đủ lương sống tối thiểu cho người lao động. Các công ty như chúng tôi đều có liên kết chặt chẽ với Công đoàn lao động của tỉnh nên khi khi cần người sẽ được ưu tiên. Tuy nhiên, nếu lương không thỏa mãn công nhân, họ sẵn sàng bỏ việc, thậm chí nếu có giữ lại lương, thưởng. Chuyện này đã xảy ra, đặc biệt là sau Tết 2012”, phụ trách nhân sự công ty Wha II Vina chia sẻ.

Ông Võ Quang Huệ, Tổng giám đốc Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam, cũng nhấn mạnh, trong tình hình khan hiếm lao động có tay nghề như hiện nay, nếu doanh nghiệp không biết chiêu đãi, thì sẽ khó có thể giữ được.

Ông Huệ còn nói thêm, ở nhà máy công nghệ cao của Bosch tại Khu Công nghiệp Long Thành chuyên sản xuất dây truyền lực biến đổi liên tục dùng cho hộp số tự động, các lao động có tay nghề cũng như nhân viên văn phòng và ông trân trọng gọi họ là “các cộng tác của Bosch tại Việt Nam”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nháo nhào tìm công nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO