Bảo quản dữ liệu cá nhân: Đừng chần chờ!

DIỄM HÀ - HL| 15/07/2008 09:33

Tôi bị mất điện thoại nên mất hết số của bạn bè, người thân, giờ không biết làm sao liên lạc với họ”, “Máy tính của tôi vị virus (hoặc “bị hỏng hóc”, “bị ai đó phá hoại”), hình ảnh, dữ liệu bị mất sạch”...


“Tôi bị mất điện thoại nên mất hết số của bạn bè, người thân, giờ không biết làm sao liên lạc với họ”, “Máy tính của tôi vị virus (hoặc “bị hỏng hóc”, “bị ai đó phá hoại”), hình ảnh, dữ liệu bị mất sạch”...

Những điệp khúc này ngày một quen thuộc. Mất dữ liệu cá nhân, nhất là dữ liệu từ máy tính, đôi khi thiệt hại không tính được bằng tiền. Điều này càng quan trọng với các nhà quản lý doanh nghiệp. Do vậy, đừng chần chờ trong chuyện bảo quản dữ liệu nếu không muốn phải gánh chịu những mất mát hữu hình từ khối tài sản vô hình này. Một nhà cung cấp ổ cứng và thiết bị lưu trữ toàn cầu đã đưa ra một số lời khuyên:


1.Đừng giữ dữ liệu ở một nơi duy


nhất! “Ngoài máy tính cá nhân, tôi còn gởi nhờ những dữ liệu quan trọng trong máy tính của vợ, con tôi, máy tính ở công ty... Đây là một giải pháp rất an toàn. Bạn chỉ cần chịu khó một chút”, ông Banseng The - Phó chủ tịch kiêm giám đốc điều hành khối Kinh doanh và tiếp thị khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Seagate cho biết kinh nghiệm của ông.

2.Sử dụng ổ cứng gắn ngoài.


Không cần phải có kiến thức rộng về kỹ thuật bảo vệ dữ liệu, giải pháp phần mềm hiện tại cho phép người sử dụng chỉ cần vài cú nhấp chuột là có thể sao lưu toàn bộ những tập tin quan trọng vào ổ cứng gắn ngoài dự phòng. Nếu không có thời gian cất giữ dữ liệu ở nhiều máy tính khác nhau, ổ cứng gắn ngoài rất thích hợp. Bạn bận rộn nên thường bỏ qua việc sao lưu cũng không sao. Bạn có thể lập trình cho máy tính tự động chạy back up vào thời gian thuận tiện.

3.Chế độ sao lưu theo nhu cầu.


Bạn cần xác định nhu cầu, tạo kế hoạch sao lưu sao cho phù hợp với công việc của mình. Ví dụ: Biên tập viên làm việc khuya cần sao lưu để tránh mất mát những bài vở đã biên tập, nhiếp ảnh gia cần tạo hai bản copy bộ hình ảnh, một lưu vào máy tính, còn bộ kia lưu vào ổ cứng gắn ngoài...

4.Phòng xa không thừa. Đề phòng


một số trường hợp tai nạn như thiên tai, hỏa hoạn, mất cắp... bạn cần dùng thay phiên hai ổ cứng, một cái sử dụng thường trực còn một cái cất giữ nơi an toàn. Một giải pháp khác là back up từ xa, những dữ liệu quy định được lưu trên ổ cứng trực tuyến qua Internet và có thể tải xuống nếu cần khôi phục. Đây là cách đề phòng trường hợp bị mất ổ cứng ngoài.

5.Phương pháp bản sao. Ngoài


các tập tin dữ liệu, có thể tạo một bản sao toàn bộ dữ liệu có ở máy tính gồm cả hệ điều hành và chương trình cài đặt. Điều này giúp bạn có một chế độ cài đặt hệ thống và ứng dụng hoàn chỉnh ngay cả khi hệ thống máy tính bị lỗi hoặc bị virus tấn công.

6.Sử dụng ổ cứng mã hóa. Ổ đĩa


đã được mã hóa sẽ dễ tái sử dụng hơn khi bạn cần xóa bỏ những thông tin mà bạn không muốn người sử dụng kế tiếp đọc được. Đây là cách hữu hiệu và an toàn nhất đảm bảo dữ liệu không rơi vào tay người khác. Giải pháp mã hóa rất đa dạng, từ các sản phẩm phần mềm để mã hóa tập tin và thư mục cho đến những loại ổ cứng với bảo mật nén (embedded security) có thể mã hóa toàn bộ ổ cứng.

7.Kết nối an toàn. Sức nóng là


nguyên nhân chủ yếu làm giảm chất lượng của ổ cứng. Vì vậy, bạn luôn phải lưu ý bảo vệ ổ cứng ở tình trạng thông thoáng. Không nên nối những thiết bị điện tử trực tiếp với nhau mà nên thông qua ổ bảo vệ nguồn điện tốt. Đồng thời, luôn chú ý bảo vệ ổ cứng tránh môi trường bụi bẩn, đất cát, nước, va chạm.

DIỄM HÀ - HL

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bảo quản dữ liệu cá nhân: Đừng chần chờ!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO