Khuyến mãi cũng phải "có chiêu"

THẢO MAI| 24/10/2016 06:46

Nhược điểm của chương trình giảm giá là có thể làm giảm lợi nhuận và thu hút khách hàng không trung thành.

Khuyến mãi cũng phải

Hiện nay, hầu hết các công ty bất động sản đều dùng khuyến mãi để kích sức mua dù thị trường không phải quá trầm lắng.  

Đọc E-paper

Các hình thức khuyến mãi thường được áp dụng là tặng tiền, vàng, chiết khấu cao, lãi suất cho vay hấp dẫn cùng miễn phí một số dịch vụ và chế độ hậu mãi. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp (DN) còn "khuyến mãi khủng" khi từng đưa ra giải thưởng là du thuyền triệu đô, xe hơi siêu sang, bộ quà tặng điện máy (ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh, dàn âm thanh...) trị giá cả trăm triệu đồng.

Năm 2016, nhiều DN bất động sản tiếp tục tung ra các gói khuyến mãi để thu hút khách hàng. Cụ thể, trong tháng 5/2016, Tập đoàn Novaland công bố tặng phiếu quà tặng mua căn hộ, ưu đãi 1% và phiếu rút thăm trúng ô tô BMW, xe máy Honda SH... cho khách hàng mua bất kỳ sản phẩm nào của Novaland.

Các nhà phát triển bất động sản còn áp dụng chính sách miễn phí dịch vụ, như Vingroup miễn phí dịch vụ 10 năm cho cư dân tại Royal City, Times City, Vincom Village...

Ở lĩnh vực bán lẻ, nhiều chương trình khuyến mãi được thực hiện suốt năm.

Big C, Co.opmart cũng thường tổ chức các chương trình khuyến mãi lớn. Theo thống kê từ phòng Marketing Saigon Co.op (chủ quản của hệ thống siêu thị Co.opmart), bình quân mỗi năm có không dưới 10 chương trình khuyến mãi được Co.opmart triển khai, trong đó chương trình "Tự hào hàng Việt" được triển khai thường niên với tổng số tiền rất lớn, như năm 2015 là 189 tỷ đồng, năm 2016 là 200 tỷ đồng.

Các chương trình khuyến mãi đang được nhiều DN xem như công cụ giúp tăng doanh số, mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Tuy nhiên, các chuyên gia marketing cho rằng khuyến mãi tặng quà, giảm giá bán có thể giúp việc bán hàng đạt mục tiêu đề ra nhưng nếu sử dụng tùy tiện có thể làm thiệt hại đáng kể cho thương hiệu DN.

>>Thách thức của chiến lược giá rẻ

Khi triển khai chương trình khuyến mãi, cụ thể như giảm giá, DN rất dễ dàng để thực hiện, dễ dàng theo dõi, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhược điểm của chương trình này là có thể làm giảm lợi nhuận và thu hút khách hàng không trung thành.

Nhiều khi chính các chương trình khuyến mãi cũng ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, nếu tổ chức thường xuyên sẽ tạo tâm lý "trông chờ khuyến mãi mới mua hàng" ở người tiêu dùng.

Theo đại diện các siêu thị bán lẻ, sau các chương trình khuyến mãi, doanh số bán hàng thường tăng từ 30 - 50%, thậm chí có thời điểm như lễ, Tết, doanh số tăng đến 100% so với ngày thường. Đại diện Saigon Co.op cho biết, trong dịp lễ 2 tháng 9 vừa qua, sức mua tại một số siêu thị trong hệ thống Co.opmart đã tăng 3 - 4 lần so với ngày thường.

Hiện nay có rất nhiều phương thức để thực hiện các chương trình khuyến mãi, nhưng các DN phải biết cách khai thác sao cho phù hợp với thực tế tại đơn vị. Nếu giảm giá, có thể triển khai theo tuần, theo tháng để tăng doanh số hoặc có thể khuyến mãi theo mùa lễ, Tết.

Nếu bán hàng trực tuyến, DN có thể giảm giá khi khách hàng like, share hoặc giới thiệu đến người quen, hoặc cũng có thể triển khai chương trình dành riêng cho mạng xã hội. DN cũng có thể khuyến mãi cho khách hàng trung thành, giảm giá cho những người có ảnh hưởng (bloger, người nổi tiếng...).

Việc hợp tác với những người có ảnh hưởng, có lượng khán giả lớn là cách rất tốt để tăng nhận diện thương hiệu. Bằng cách tạo ra chương trình khuyến mãi riêng dành cho cộng đồng những người này, DN sẽ có thêm cơ hội chuyển lượng fan hâm mộ của họ thành khách hàng của mình.

>>6 lưu ý khi hợp tác với người nổi tiếng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Khuyến mãi cũng phải "có chiêu"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO