Thiếu hụt nhân lực tài chính 4.0

Bích Ngọc| 29/07/2020 07:00

Kỷ nguyên 4.0 đã đặt ra nhiều thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó bài toán mà ngành tài chính - ngân hàng phải đối mặt là đội ngũ nhân sự "xứng tầm", bắt kịp cuộc chạy đua công nghệ mà trọng tâm là "chuyển đổi số".

Tại hội thảo "Phát triển nhân lực ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên 4.0" diễn ra tại Trường Đại học Hoa Sen (tháng 6/2019), ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM dự báo cho biết, trong tương lai, ngành ngân hàng tại TP.HCM - thị trường tài chính lớn nhất nước ta sẽ tăng trưởng mạnh cả về quy mô hoạt động và nhân sự, nhất là nhân sự cấp trung và cao. TP.HCM có hơn 2.000 điểm giao dịch của các ngân hàng (gồm 52 hội sở, 452 chi nhánh, hơn 1.400 phòng giao dịch) với tổng số nhân sự khoảng 9.800 người, theo thống kê tính đến hết tháng 6/2019.

Ông Trần Anh Tuấn (bên phải) dự báo nguồn nhân lực 2020-2025

Ông Trần Anh Tuấn (bên phải) dự báo nguồn nhân lực 2020-2025

Ông Trần Anh Tuấn - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Đào tạo Kinh tế Quốc tế, Giám đốc Chương trình Dự báo Nhân lực cho biết, dự báo đến năm 2020-2025, nhu cầu nhân lực cấp cao ngành tài chính ngân hàng tăng 20%/năm. Tại TP.HCM, nhu cầu nhân lực nhóm ngành tài chính - ngân hàng đến năm 2025 chiếm tỷ trọng 5% tổng số chỗ làm việc cần tuyển hằng năm (khoảng 15.000 lao động), trong đó trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ 80,4% nhu cầu tuyển dụng.

Ngoài kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quan trọng nhất của lao động tài chính - ngân hàng là đạo đức nghề nghiệp. Trong kỷ nguyên số, người lao động cần tạo được uy tín, bảo đảm cho khách hàng an tâm giao dịch, tuyệt đối giữ an toàn thông tin. Người lao động cần chú trọng các yếu tố: kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật, công nghệ và ngoại ngữ. Vì thế cơ cấu chương trình giảng dạy và phương thức đào tạo ở các trường đại học cũng phải thay đổi, cập nhật theo để đáp ứng yêu cầu lao động.

ThS. Nghiêm Tấn Phong - Chủ nhiệm Chương trình ngành Tài chính Ngân hàng HSU cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi sự thay đổi trong phương pháp đào tạo theo hướng chủ động nắm bắt, đón đầu xu thế và yêu cầu của thị trường lao động. Do đó, việc gắn kết doanh nghiệp với chương trình đào tạo của ngành luôn được chú trọng. Điển hình là hơn 40% giảng viên đang giữ những vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp.

Mới đây, một số giảng viên và nhóm sinh viên ngành tài chính - ngân hàng đã về huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang để triển khai dự án khởi nghiệp do Chính phủ tài trợ. Dự án thử nghiệm này được chạy trên hệ thống vận hành của Ngân hàng TMCP Sacombank - đối tác của HSU.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thiếu hụt nhân lực tài chính 4.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO