Hiện đại hóa sản phẩm mây tre

PHƯƠNG ANH| 10/05/2016 03:51

Luôn biết sáng tạo, chịu khó, nắm bắt tốt nhu cầu thị trường, Trì Cảnh, một nông dân người Khơ Me, đã mang đến sức sống mới cho các sản phẩm mây tre truyền thống.

Hiện đại hóa sản phẩm mây tre

Luôn biết sáng tạo, chịu khó, nắm bắt tốt nhu cầu thị trường, Trì Cảnh, một nông dân người Khơ Me, đã mang đến sức sống mới cho các sản phẩm mây tre truyền thống.  

Đọc E-paper

Dù đang bận chuẩn bị cho chuyến giao hàng gồm khá nhiều bộ salon và gường ngủ làm bằng tầm vông tại TP.HCM, nhưng anh Trì Cảnh cũng dành thời gian kể cho chúng tôi nghe về quãng đời cơ cực của mình. Ngày nhỏ, gia đình nghèo, học tới lớp 6 anh nghỉ ở nhà học nghề làm thang, giường tre truyền thống của gia đình.

Ấp Trà Tro B, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, quê anh Cảnh hiện có trên 100 gia đình làm nghề truyền thống này. Trên 98% hộ dân là người dân tộc Khơ Me, không đất sản xuất nên họ mưu sinh bằng việc làm mướn, trong đó có gia đình anh Trì Cảnh. Bình quân công lao động mỗi người từ khâu đốn tre gai, chẻ thanh, vót thanh, lắp thang, lắp giường... xấp xỉ 100.000 đồng/ngày.

Nhiều gia đình đã nghĩ ra cách bán dạo thang, giường ở các tỉnh miền Tây bằng xe người kéo. Không để cái khó bó cái khôn, anh Trì Cảnh quyết tâm đăng ký với trung tâm khuyến công tỉnh Trà Vinh để đến học nghề làm salon, bàn, ghế, giường ngủ... bằng nguyên liệu tre gai, tầm vông tại tỉnh Tây Ninh.

Sau gần 3 tháng học nghề cùng với việc tham khảo nhiều tài liệu liên quan đến các mẫu mã trong, ngoài nước, cách xử lý tre, tầm vông để tăng tuổi thọ, tăng độ sáng, bóng để thu hút khách hàng, Trì Cảnh quyết định thế chấp 3 công đất nhà để lấy 150 triệu đồng khởi nghiệp bằng việc sản xuất các loại bàn, ghế, salon, bàn ghế xếp, giường ngủ các loại theo mẫu mã do chính anh sáng tạo, nghiên cứu. Theo tính toán của Cảnh, sản phẩm của anh sẽ có tuổi thọ từ 20 năm trở lên.

Cơ sở sản xuất Trì Cảnh đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm làm từ tre gai, tầm vông rất đẹp mắt, bán rất chạy tại các địa phương như: Bình Phước, Bình Thuận, Vũng Tàu, TP.HCM, Cần Thơ..., đặc biệt là các khu du lịch, nghỉ dưỡng với quy mô lớn.

Nét mới ở cách làm của anh là sử dụng toàn bộ máy móc thay cho phương pháp thủ công truyền thống, từ khâu cưa cây, khoan lỗ, bào mắt, bào đầu tre, tầm vông, lắp ráp, bắn keo, bắn đinh, phun màu, túm đầu tre, tầm vông... Nhờ đó, sản phẩm làm ra ngày một nhiều, chất lượng ngày càng nâng cao. Cơ sở của anh thu hút mỗi ngày trên 20 lao động có việc làm thường xuyên với thu nhập từ 130.000 - 200.000 đồng/người/ngày tùy theo công việc.

Từ năm 2013, Trì Cảnh đã mạnh dạn thành lập Tổ hợp tác sản xuất Thành Đạt với sự hỗ trợ của các ngành có liên quan. Từ năm 2011 đến nay, bình quân mỗi năm anh xuất xưởng từ 500 - 700 bộ salon, hàng ngàn bàn, ghế, giường ngủ, thu về hàng tỷ đồng. Trừ hết các khoản chi phí, anh còn lãi mỗi năm trên 300 triệu đồng.

>Shin Shop tôn vinh họa tiết móc len thủ công

>Khởi nghiệp với giày vẽ thủ công YUM

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hiện đại hóa sản phẩm mây tre
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO