Bươn chải trong khủng hoảng

25/06/2009 02:57

Khi làm sách, tôi nhớ đến câu nói của Luật sư Mỹ Sesto Vecchi tại Bàn tròn tháng 9: Tình hình kinh tế hiện giờ có thể gọi là đang lúc xáo trộn (Economy Turbulence)! Tuy nhiên hãy bình tĩnh, kinh tế vốn dĩ có chu kỳ lên chu kỳ xuống.

Bươn chải trong khủng hoảng

Khi làm sách, tôi nhớ đến câu nói của Luật sư Mỹ Sesto Vecchi tại Bàn tròn tháng 9: Tình hình kinh tế hiện giờ có thể gọi là đang lúc xáo trộn (Economy Turbulence)! Tuy nhiên hãy bình tĩnh, kinh tế vốn dĩ có chu kỳ lên chu kỳ xuống. Đừng than vãn, hãy tin tưởng vẫn có thời điểm tươi sáng.

Tên sách: BƯƠN CHẢI TRONG KHỦNG HOẢNG
Nhóm biên soạn truyền thông Hợp Điểm - Chủ biên: Phúc Tiến
Phát hành: Hợp Điểm Media & NXB Trẻ 

Lược thuật nội dung cuốn Bươn chải trong khủng hoảng

Bươn chải trong khủng hoảng tập hợp những bài viết xoay quanh chủ đề: Làm thế nào vượt qua khó khăn?

Sách chia làm ba phần. Phần 1 có dung lượng lớn nhất và thiết thực nhất đề cập những kinh nghiệm và bí quyết vượt qua khủng hoảng hiện nay của các doanh nghiệp trên thế giới. Phần 2 đúc kết những kiến thức kinh nghiệm sống còn trong khủng hoảng của các tổ chức và cá nhân nổi tiếng trên thế giới. Phần cuối là những lý giải, bàn luận và khủng hoảng hiện đại và dự báo cho tương lai của những tên tuổi lớn trên thế giới.

Có thể nêu ra mười bí quyết để vượt qua khủng hoảng.

1. Học, học nữa, học mãi

Nghe như phi lý, nhưng trong khi không dễ gì kiếm ra tiền, các chuyên gia khuyên bạn dùng khoảng thời gian chùng xuống của thị trường để đào tạo lại bản thân hoặc doanh nghiệp về những kỹ năng và kiến thức còn thiếu và yếu. Ngoài ra bạn nên tham khảo thêm sách vở khủng hoảng (như cuốn Bươn chải trong khủng hoảng chẳng hạn) để có một cái nhìn khái quát và hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra. Đáng tham khảo nhất là cuốn Financlal reckoning day: Surviving the soft depression of the 21st century.

2. Lên kế hoạch tài chính

Thống kê tài sản hiện có và tài sản nợ để biết rõ phải làm gì với các khoản nợ và hiện trong tay mình đang có những tài sán gì đáng giá. Mục tiêu là dứt nợ nần và giữ được những nguồn tài sản có giá trị.

3. Tránh vay thêm tiền

Từng bước thanh toán hết nợ cũ, những món nợ có lãi suất cao hãy dứt điểm trước và hãy nói không với những món nợ mới, thanh toán bằng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng. Hãy bán bớt xe cộ hào thiết bị, đỗ dùng chưa ít cằn thiết, dùng ẩn bán được trả bớt nợ và mua tài sản có giá rẻ hơn (đây cũng là thời điểm bạn có cơ hội sở hữu những món tài sản có giá trị với giá rẻ).

4. Trữ kim

Chuyển sang gửi tiết kiệm bằng vàng hay ngoại tệ mạnh khi tiền đồng mất giá. Trong khi đồng đôla liên tục mất giá thì kim loại quý như vàng có thể giúp bạn tồn tại – xét về mặt tài chính – một khi nền kinh tế đang trên đã tuột dốc.

5. Hãy là nhà đầu tư thông minh

Đánh giá lại giá trị cổ phiếu và các quỹ đầu tư mà bạn tham gia. Để tồn tại được thì các khoản đầu tư của bạn phải an toàn. Hãy tìm kiếm qua nhiều nguồn thông tin khác nhau để xác định loại cổ phiếu nào có thể trụ lại sau “cơn bão” tài chính.

6. Tích cốc phòng cơ

Áp dụng cho doanh nghiệp, các công ty cần đảm bảo đủ nguồn lực thiết yếu để tồn tại như nguyên liệu đầu vào, tiền mặt, tình trạng cung cấp điện nước…

7. Chuẩn bị phương án dự phòng

Cá nhân cũng như doanh nghiệp cần lập sẵn các phương án dự phòng cả về tà chính lẫn pháp lý để không lâm vào cảnh phá sản, vỡ nợ, bi tịch biên tài sản khi tình hình kinh tế trở nên xấu hơn.

8. Nối mạng với cộng đồng

Kẻ nào đơn lẻ kẻ ấy sẽ chết trước trong một cuộc thanh lọc tự nhiên, ví như cơn đại khủng hoảng đang diễn ra trên khắp thế giới. Đây là lúc các doanh nghiệp trong ngành hoặc các công ty hoạt động trong các ngành nghề phụ thuộc lẫn nhau càn doàn kết lại, thậm chí bắt tay cả với các đối thủ của mình. Động thái này có hai hiệu ứng tích cực: một là để cắt giảm chi phí, hai là tận dụng nguồn lực của nhau để cùng thoát hiểm.

9. Duy trì hoạt động kinh doanh

Đừng vì những khó khăn ngổn ngang trước mắt mà ngưng trệ các hoạt động có thể đem tiền về. Nên nhớ những khoản thu dù rất nhỏ trong giai đoạn này cũng có ý nghĩa rất quan trọng giúp công ty bạn nuôi sống nhân công và phần nào duy trì hoạt động kinh doanh.

10. Hàng đổi hàng

Nếu không đủ kinh phí để mua nguyên vật liệu cần thiết duy trì hoạt động thì hình thức “hàng đổi hàng” cổ xưa cũng nên được áp dụng.

Hy vọng bạn không cần phải sử dụng đến những chiêu thức nói trên. Nhưng trong khi hy vọng cho những điều xấu nhất để có tinh thần và tâm thế nhẫn nại, kiên trì, như con trâu dù mưa nắng thất thường đến mấy vẫn một mực cày sâu cuốc bẫm cho một vụ mùa bội thu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bươn chải trong khủng hoảng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO