8 cách tiết kiệm chi phí khi khởi nghiệp

30/10/2015 05:36

Các nguyên tắc giúp startup tránh lãng phí khi ngân sách eo hẹp.

8 cách tiết kiệm chi phí khi khởi nghiệp

Nếu bạn chờ đến thời điểm hoàn hảo, bạn sẽ phải chờ đợi cả đời. Vậy, hãy bắt đầu ngay hôm nay.

Mạo hiểm là một phần của cuộc sống mà không ai không phải đối mặt. Vậy, sao lại để cho những mối lo ngại như vậy cản trở con đường đi đến ước mơ của bạn? Ngày ngày, một ai đó vẫn đang dần đạt được ước mơ của họ. Mỗi ngày, một ai đó đang bắt đầu khởi nghiệp từ tay trắng.

Với nguồn lực sẵn có hôm nay, thực hiện ước mơ của bạn chưa bao giờ dễ dàng hơn. Bạn không cần phải có nhiều tiền hay khối tài sản lớn để bắt đầu, bạn chỉ phải thực hiện mọi việc đúng cách mà thôi. Hãy nhớ nếu bạn chờ đợi một thời điểm hoàn hảo, bạn sẽ phải chờ đợi mãi mãi.

1. Quyết định về hoạt động kinh doanh có thể đạt được

Có rất nhiều ý nghĩ về việc lựa chọn lĩnh vực khởi nghiệp; bạn không thể chỉ thấy một lĩnh vực nào đó hấp dẫn và nói “Tôi sẽ làm cái này”. Bạn phải đảm bảo chắc chắn bạn biết rõ ngành nghề bạn sẽ dấn thân vào, bạn có thể cung cấp sản phẩm, và đó là một điều gì đó bạn có thể gắn bó lâu dài.

2. Chắc chắn lĩnh vực của bạn thị trường đang có nhu cầu

Hãy nghiên cứu thị trường trước khi khởi nghiệp. Cái bạn bán có phải là cái mọi người cần? Nếu không cần, thị trường sẽ muốn có nó hay không? Sản phẩm của bạn có hữu ích cho mọi người theo một phương diện nào đó hay không? Liệu những người khác có thu được lợi nhuận từ hoạt động tương tự hay không? Đừng làm gì cho đến khi bạn chắc chắn bạn có thể thành công với công việc đó.

3. Biết rõ cái bạn cần đầu tư

Bạn sẽ phải tiêu một khoản tiền để làm ra tiền; bạn cần phải bỏ ra bao nhiêu tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh. Hãy nhận thức rõ mọi chi phí như nguyên liệu, vận chuyển và quảng cáo.

4. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi vay mượn

Sẽ có lúc ý nghĩa vay mượn để làm ăn xuất hiện trong đầu bạn, nhưng hãy nhớ cần một thời gian nhất định để sản phẩm của bạn được nhận biết và công nhận trên thị trường và bạn mới có thể có nguồn thu ổn định. Đừng lao vào vay mượn trước khi tự hỏi mình có thể trả nợ đúng hạn được không và hãy thành thật với bản thân.

5. Lấy nơi ở làm văn phòng

Có ai thực sự muốn phải trả thêm chi phí không? Nếu công việc làm ăn của bạn cần không gian nhiều hơn một chiếc bàn để làm việc và nếu bạn có một căn phòng, hãy mở một văn phòng tại nhà thay vì đi thuê một nơi hoành tráng.

6. Cân nhắc mô hình cửa hàng trực tuyến

Lựa chọn bán hàng thông qua các trang web như Amazon sẽ hiệu quả về mặt chi phí hơn so với mở cửa hàng vì với thời đại công nghệ như hiện nay bạn có thể tiếp cận được lượng khách hàng khổng lồ.

7. Thiết lập trang web riêng

Xây dựng một trang web phục vụ công việc làm ăn của bạn mang lại lợi ích thực sự to lớn. Bạn có thể cung cấp cho khách hàng thêm thông tin về sản phẩm nhiều hơn so với những gì bao gói có thể mang lại. Một cách tuyệt vời để cung cấp thêm thông tin cho khách hàng là đăng tải những bài viết đầy cuốn hút để làm tài liệu tham khảo cho sản phẩm của bạn.

8. Suy nghĩ kỹ trước khi thuê nhân viên

Trừ khi bạn thực sự cần sự trợ giúp, hãy xem xét lại việc tuyển nhân viên. Nếu bạn có thể đảm nhiệm được công việc, hãy tự làm. Việc thuê nhân viên sẽ khiến bạn phải gánh thêm chi phí và cho đến khi công việc làm ăn của bạn cực kỳ thành công, việc thuê nhân viên có thể dẫn đến nhiều khó khăn về tài chính.

>Quảng cáo trực tuyến tại VN: Ngành nào chi nhiều nhất?

>Cho thuê lại văn phòng có phải là “kinh doanh”?

>Làm gì để ổn định nhân sự?

>Nhân sự học được gì từ tiếp thị?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
8 cách tiết kiệm chi phí khi khởi nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO