Desktop vẫn ở trên bàn

HOÀNG HÀ| 22/01/2015 01:21

Máy tính cá nhân (PC) không hồi phục, chưa biến mất nhưng cũng chưa chết và đang chờ những động lực mới.

Desktop vẫn ở trên bàn

Máy tính cá nhân (PC) không hồi phục, chưa biến mất nhưng cũng chưa chết và đang chờ những động lực mới.

Đọc E-paper

Vận mệnh của thị trường máy tính có thể được nhìn thấy trong báo cáo thu nhập mới nhất của Intel cho thấy công ty này có tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận tốt hơn dự kiến, một phần là do sự khả quan của thị trường PC. Kết quả này đồng bộ với đánh giá của Hãng Nghiên cứu Gartner cho rằng các máy tính để bàn và máy tính xách tay trên thị trường hiện nay đang trải qua "sự cải thiện chậm nhưng ổn định" sau hơn 2 năm suy giảm do người dùng đổ xô mua điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Sự thay đổi có chiều hướng tích cực cho thị trường PC có nguyên nhân bao gồm cả việc Microsoft ngừng hỗ trợ kỹ thuật hệ điều hành Windows XP vào năm ngoái, buộc người dùng phải nâng cấp các thiết bị mới, cũng như sự gia tăng của máy tính - laptop và tablet lai. Intel, có chip xuất hiện trong hầu hết máy tính, thụ hưởng lớn của sự thay đổi này.

Trong năm 2014, Công ty có doanh thu tăng 6%, đạt 55,9 tỷ USD. Doanh thu quý IV của Intel cũng đã tăng 6%, đến 14,7 tỷ USD, và thu nhập ròng tăng 39%, lên mức 3,7 tỷ USD, so với một năm trước đó.

HP Pavilion Mini, sử dụng vi xử lý của Intel và chạy Windows 8

Tuy nhiên, những hãng sản xuất liên quan đến máy tính như Intel không phải đã qua khỏi khó khăn. Cổ phiếu của Intel đã giảm khoảng 1% sau vài giờ vì đưa dự báo doanh thu giảm nhẹ hơn dự kiến trong năm 2015, cho thấy sự không chắc chắn về việc liệu người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua máy tính mới hay không.

Mặc dù vậy, nhiều công ty khác đang lạc quan với các xu hướng máy tính mới nhất, từ dòng máy Mac mới của Apple đang làm thị trường nóng lên, đến việc hãng sản xuất PC lớn nhất thế giới Lenovo đạt tăng trưởng gấp đôi năm ngoái (theo số liệu của Gartner và IDC). Thế hệ chip thứ 5 Core i-series và công nghệ camera RealSense 3D của Intel ra mắt và Windows 10 của Microsoft phát hành vào cuối năm nay cũng là những yếu tố mới cho thị trường PC.

Với tên gọi Intel Core thế hệ thứ 5 (tên mã Broadwell), đây là những CPU được sản xuất trên dây chuyền công nghệ14nm nên hứa hẹn mang lại hiệu năng cao hơn trong khi mức độ tiêu thụ điện thấp hơn so với chip Core thế hệ trước. Nhờ kích thước tổng quan của chip được thu nhỏ mà các thiết bị cũng trở nên mỏng hơn, nhẹ hơn.

Các con chip mới này sẽ hỗ trợ công nghệ 3D Intel RealSense, chuẩn phát nội dung không dây WiDi cũng như công nghệ nhận dạng - điều khiển bằng giọng nói Voice Assistant. Gia đình Broadwell sẽ có rất nhiều vi xử lý mới cho cả mảng tiêu dùng lẫn mảng doanh nghiệp, trải dài từ các dòng Intel Core i3, i5, i7 cho đến Celeron, Pentium và đặc biệt là các chip Intel Core m.

Trong đó, các CPU Core i chủ yếu dùng cho máy để bàn, máy All-in-One, các laptop đòi hỏi hiệu năng tốt đến rất tốt. Trong khi đó, Core m sẽ xuất hiện trên các máy 2 trong 1, laptop siêu mỏng nhẹ và tablet cao cấp.

Intel Core thế hệ thứ 5 (tên mã Broadwell)

Thiết kế PC cũng đang có những thay đổi để thu hút người dùng. PC để bàn nhỏ gọn đang ngày càng phổ biến hơn và các hãng sản xuất cũng đang làm cho chúng ngày càng nhỏ hơn và mạnh mẽ.

Chẳng hạn, HP giới thiệu thế hệ máy tính để bàn mini mới của họ là Pavilion Mini, sử dụng vi xử lý của Intel và chạy Windows 8. HP Mini có kích thước cỡ bằng một chiếc hộp nhỏ với bề dày 5cm.

Trong khi đó, chip Core m cho phép các hãng sản xuất máy tính cung cấp những mẫu laptop không dùng quạt tản nhiệt, do đó sẽ có thiết kế siêu mỏng nhẹ như mẫu Samsung Ativ Book 9 có độ mỏng chỉ 10,2mm.

>Desktop: Màn trình diễn thế hệ thứ hai
>PC chống đỡ tablet

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Desktop vẫn ở trên bàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO