Cài đặt Bluezone: Người dùng vẫn băn khoăn

Nguyễn Nam Thùy Linh| 14/07/2021 00:00

Rất nhiều người băn khoăn về việc tại sao nhiều ứng dụng công nghệ số, điển hình như phần mềm Bluezone không được người dân hưởng ứng như kỳ vọng. Theo nhận định của những người có trách nhiệm thì thiếu sót là ở chỗ Bluezone thiếu kết nối, thiếu chia sẻ dữ liệu, chưa đồng bộ, sử dụng chưa thuận tiện. Còn một thiếu sót nữa được đề cập một cách dè dặt, đó là quyền riêng tư có được đảm bảo.

bluezone-2-copy-9287-1626161939.jpg

Hôm nọ, một bác sĩ nêu việc nếu chẳng may có một người “bị F0” bước vào đâu đó thì người xung quanh “bị dán nhãn F1”, buộc phải cách ly tập trung. Tâm lý người dân sợ Covid-19 một thì sợ cách lý tập trung mười. Vì thế mà vị bác sĩ ấy hoan nghênh cách làm mới được thí điểm ở Bắc Ninh, Bắc Giang và đang chuẩn bị thí điểm tại TP.HCM, đó là cho cách ly F1 tại nhà. 

Rất nhiều người băn khoăn về việc tại sao nhiều ứng dụng công nghệ số, điển hình như phần mềm Bluezone không được người dân hưởng ứng như kỳ vọng. Theo như nhận định của những người có trách nhiệm thì thiếu sót là ở chỗ Bluezone thiếu kết nối, thiếu chia sẻ dữ liệu, chưa đồng bộ, sử dụng chưa thuận tiện. Còn một thiếu sót nữa được đề cập một cách dè dặt, đó là quyền riêng tư có được đảm bảo.

Một vị thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nói: “Người dân có được một quyền quan trọng là họ được quyền biết khi có nguy cơ. Nhiều người lo lắng về quyền riêng tư (khi sử dụng Bluezone) nhưng nó phục vụ trực tiếp cho công tác chống dịch”.

Cách nói của vị thứ trưởng gần với quan điểm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ”, khác với cách nói thường được nghe thấy, đại khái như phần mềm Bluezone cho phép người dân khai báo và tiếp cận thông tin dịch tễ, phục vụ chống dịch hiệu quả. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, “cho phép người dân” là cụm từ nhạy cảm, gần với xin - cho, trong khi đang tăng cường vận động sự đồng thuận của người dân trong cách phòng chống đại dịch lại càng khó chấp nhận. đặc biệt là việc Chính phủ đang kêu gọi cả Chính phủ số, cơ quan bộ, ngành, các tổ chức và người dân cùng thực hiện chuyển đổi số.

Vì thế mới có thực tế chưa vui là hiện nay chưa đạt được tỷ lệ 60% dân số trưởng thành cài đặt và sử dụng Bluezone.

Hãy liên tưởng đến nhiều thiết bị gia dụng phổ biến như máy giặt, lò vi sóng... dùng thì biết là tốt, nhưng đọc sách hướng dẫn kèm theo máy thì có thể chỉ hiểu lơ mơ, nên chắc chắn không thể khai thác hết tính năng của thiết bị. Các hãng nước ngoài đã không xem trọng cách giao tiếp với khách hàng, sách hướng dẫn sử dụng được giao cho kỹ sư biên soạn và dịch thuật, họ giỏi về kỹ thuật nhưng ít am hiểu tâm lý và ngôn ngữ của người dùng. Có lẽ các hãng đa quốc gia ỷ vào thương hiệu và thị phần đã đủ lớn, hay vì lý do nào đó mà lơ là việc tương tác với khách hàng. Nhưng còn Bluezone? Có cả đội ngũ những người làm khoa học xã hội, sao không huy động họ tham gia nghiên cứu tâm lý người dân, vận động để người dân hiểu hơn về phần mềm này và đồng thời giúp cho những người phát triển phần mềm quan tâm hơn đến những yêu cầu chính đáng của người dân về thói quen sử dụng, nhất là về quyền riêng tư. 

bluezone-3-9878-1626161939.jpg

Chúng ta còn thiếu những công trình nghiên cứu về tâm lý người dân trong bối cảnh đại dịch, hay nghiên cứu xã hội học về phản ứng của người dân đối với những biện pháp hành chính, những giải pháp kỹ thuật, công nghệ đã và sẽ dự định triển khai để phòng chống 

Covid-19. Những công trình nghiên cứu ấy chắc chắn sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, các nhà làm chính sách, các nhà chuyên môn kỹ thuật và chính cho những người dân, để cùng nhau phòng chống dịch chủ động hơn, hiệu quả hơn.

Những công trình nghiên cứu như vậy sẽ giúp cho việc soạn thảo bản hướng dẫn cài đặt, sử dụng Bluezone sát thực tế, từ đó người dân dễ dàng nhận ra đây chính là vũ khí dành cho mình trong phòng chống SARS-CoV-2. Lúc đó chỉ cần thêm chút nữa về cơ chế bảo vệ dữ liệu cá nhân, ví dụ quy định mọi dữ liệu cá nhân khai báo sẽ được tập hợp về một nơi duy nhất là Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19. Và người dân có nhu cầu chính đáng nhận được cam kết rằng dữ liệu của mình đang được cơ quan có thẩm quyền sử dụng đúng mục đích, được gìn giữ nghiêm ngặt chứ không phải là của công cộng theo nghĩa không ai có trách nhiệm. Cũng đã có ý kiến nói rằng dữ liệu người dùng sẽ được xóa sau một tháng, không lo về bảo mật. Cách nói xoa dịu kiểu này rõ ràng không thuyết phục, cả về lý luận lẫn về thực tế.

Mong sao một tối nào đó, trên truyền hình quốc gia, người có thẩm quyền và có uy tín nói về cài đặt và sử dụng Bluezone. Bluezone là gì, tên khó gọi ư? Thì chúng ta sẽ cùng nghĩ tên mới. Cái phần mềm này hay như thế nào, nó cần ra làm sao, cần cho ai, cần để làm gì? Tại sao nó lại cần đến mức đã có ý kiến đề xuất bắt buộc người dân phải cài nó lên điện thoại thông minh. Ai đảm bảo và đảm bảo bằng cách nào rằng dữ liệu của người dân tự nguyện gửi vào đây được xem như là tài sản của quốc gia. Sau buổi tối ấy, liệu còn mấy ai không thích cài Bluezone.

Rồi sau Bluezone sẽ là tiêm vaccine ngừa Coronavirus. Ngoài việc lo đủ tiền để mua, vẫn còn đó, nguyên vẹn, chuyện người dân sẽ hưởng ứng ra sao. Nói rằng cả hệ thống chính trị vào cuộc nhưng có lẽ hệ thống này còn nhiều tiềm năng chưa được huy động.

Để thắng trong cả cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 với những biến thể không lường của virus SARS-CoV-2, rất cần nguồn sức mạnh to lớn từ thông tin và sự đồng thuận của người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cài đặt Bluezone: Người dùng vẫn băn khoăn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO