5 kịch bản dành cho thị trường di động 2014

27/12/2013 01:09

BlackBerry có thể còn tệ hơn năm 2013, Nokia Lumia sẽ biến mất, cuộc chiến giữa Apple và Samsung sẽ vẫn dai dẳng... là những dự đoán của Cnet về thị trường di động 2014.

5 kịch bản dành cho thị trường di động 2014

BlackBerry có thể còn tệ hơn năm 2013, Nokia Lumia sẽ biến mất, cuộc chiến giữa Apple và Samsung sẽ vẫn dai dẳng... là những dự đoán của Cnet về thị trường di động 2014.

BlackBerry: Tình hình sẽ tồi tệ hơn trước khi “hồi sinh” BlackBerry đã có một năm kinh doanh không hề sáng sủa.

BlackBerry 10 - hệ điều được thiết kế hoàn toàn mới và cũng là bước đi chiến lược mà BlackBerry đặt nhiều kỳ vọng đã thất bại thảm hại. Thiết bị mới đi kèm là Z10 cũng chịu chung số phận và được xem là một trong những sản phẩm thất bại nhất trong lịch sử của hãng.

Doanh số bán ra liên tục sụt giảm, tình hình cổ phiếu xuống dốc không phanh đã biến 2013 thành một năm ác mộng của BlackBerry. Để cứu vãn tình thế, hãng đã sa thải một loạt quản lý cấp cao và đổi cả vị trí “thuyền trưởng” bằng việc bổ nhiệm John Chen làm Giám đốc điều hành. Tại cuộc họp quý gần nhất, Chen thừa nhận tình hình kinh doanh của công ty đang rất ảm đạm, đặc biệt là các thiết bị cũ đã ra mắt trước đó. Nhưng vị tân CEO này khẳng định BlackBerry sẽ vẫn bám trụ với thị trường thiết bị di động.

Sự thay đổi trong cơ cấu lãnh đạo và nhân sự kéo theo những điều chỉnh trong mục tiêu chiến lược của BlackBerry. Hãng sẽ kinh doanh điện thoại di động hướng đến người dùng ở Bắc Mỹ và chuyển sang tập trung phát triển cho đối tượng doanh nghiệp.

> Xu hướng bán lẻ thuộc về di động và truyền hình
> Xu hướng tiện ích công nghệ tại các gia đình Châu Á
> 6 xu hướng công nghệ sẽ bùng nổ

Ngoài ra, RIM cũng tiếp tục phát triển phần mềm nhắn tin kinh doanh.Hãng cũng sẽ nhắm đến một số thị trường nhất định cho các thiết bị di động của mình. Mới đây, một bản thỏa thuận hợp tác đã được BlackBerry kí kết với Foxconn, một trong những nhà sản xuất linh kiện lớn nhất thế giới. Mối quan hệ hợp tác với Foxconn sẽ cho phép hãng cắt giảm chi phí về sản xuất thiết bị và giảm thiểu rủi ro hàng tồn kho.

BlackBerry sẽ làm gì tiếp theo? Cụ thể trong tháng 3 hoặc tháng 4, hãng sẽ bắt đầu sản xuất những thiết bị đầu tiên từ mối quan hệ hợp tác với Foxconn. Các sản phẩm này sẽ được bán tại Indonesia và một số thị trường tiềm năng khác. Với số tiền hiện có cùng với chính sách cắt giảm chi phí, liệu BlackBerry sẽ “cầm cự” trong bao lâu khi chiến lược tái định hình và phát triển công ty vẫn còn trong giai đoạn bước đầu.

Câu trả lời sẽ có khi chiến lược mới mà John Chen đưa ra bắt đầu được tiến hành trong năm 2014. Microsoft có thể khai tử thương hiệu Lumia Một sự kiện chấn động thị trường thiết bị di động trong năm 2013 chính là việc Microsoft chi 7,2 tỷ USD mua lại bộ phận kinh doanh điện thoại di động của Nokia. Thương vụ này không bất ngờ cho giới công nghệ vì hai ông lớn này vốn đã có mối quan hệ đối tác thân thiết từ năm 2011, khi Nokia độc quyền sử dụng hệ điều hành Windows Phone cho các dòng điện thoại thông minh của mình.

Microsoft có thể khai tử thương hiệu Lumia

Một sự kiện chấn động thị trường thiết bị di động trong năm 2013 chính là việc Microsoft chi 7,2 tỷ USD mua lại bộ phận kinh doanh điện thoại di động của Nokia. Thương vụ này không bất ngờ cho giới công nghệ vì hai ông lớn này vốn đã có mối quan hệ đối tác thân thiết từ năm 2011, khi Nokia độc quyền sử dụng hệ điều hành Windows Phone cho các dòng điện thoại thông minh của mình.

Kể từ đó, Nokia đã được Microsoft hỗ trợ mọi mặt về nền tảng hệ điều hành. Tuy nhiên, đến nay Windows Phone vẫn chịu cảnh đứng sau iOS của Apple và Google Android. Nói cho công bằng, bất kỳ thành công nào của Microsoft có liên quan đến Windows Phone đều thấp thoáng bóng dáng của Nokia và dòng thiết bị Lumia.

Liệu có khả năng nào ông trùm phần mềm máy tính đã tự tay hủy đi thương hiệu từng đem lại không ít doanh thu cho mình? Nhiều tin đồn cho thấy máy tính bảng 8 inch của Nokia có tên gọi Lumia 2020 sẽ thay thế cho kế hoạch máy tính bảng 8 inch mang thương hiệu Surface mà Microsoft dư định công bố vào đầu năm 2014.

Theo ghi nhận từ phản ứng của người tiêu dùng, việc xây dựng cùng lúc cả hai thương hiệu là rất khó. Vì vậy, nhiều khả năng Microsoft sẽ buộc phải lựa chọn một trong hai. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho biết, Microsoft đang cân nhắc phương án sẽ sát nhập hai thương hiệu này làm một. Apple và Samsung: Mối oan gia khó giải Cuộc chiến kéo dài về vi phạm bằng sáng chế giữa Apple và Samsung luôn làm giới công nghệ chán nản và mệt mỏi.

Điều đáng tiếc hơn nữa là trong năm 2014 tới, tình trạng này vẫn sẽ tiếp diễn và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Hai đối thủ duyên nợ này bắt đầu giáp mặt nhau tại tòa án từ tháng 4/2011, khi Apple đệ đơn cáo buộc Samsung sao chép giao diện sản phẩm.

Kể từ đó, Nokia đã được Microsoft hỗ trợ mọi mặt về nền tảng hệ điều hành. Tuy nhiên, đến nay Windows Phone vẫn chịu cảnh đứng sau iOS của Apple và Google Android. Nói cho công bằng, bất kỳ thành công nào của Microsoft có liên quan đến Windows Phone đều thấp thoáng bóng dáng của Nokia và dòng thiết bị Lumia.

Liệu có khả năng nào ông trùm phần mềm máy tính đã tự tay hủy đi thương hiệu từng đem lại không ít doanh thu cho mình? Nhiều tin đồn cho thấy máy tính bảng 8 inch của Nokia có tên gọi Lumia 2020 sẽ thay thế cho kế hoạch máy tính bảng 8 inch mang thương hiệu Surface mà Microsoft dư định công bố vào đầu năm 2014.

Theo ghi nhận từ phản ứng của người tiêu dùng, việc xây dựng cùng lúc cả hai thương hiệu là rất khó. Vì vậy, nhiều khả năng Microsoft sẽ buộc phải lựa chọn một trong hai. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho biết, Microsoft đang cân nhắc phương án sẽ sát nhập hai thương hiệu này làm một.

Apple và Samsung: Mối oan gia khó giải

Cuộc chiến kéo dài về vi phạm bằng sáng chế giữa Apple và Samsung luôn làm giới công nghệ chán nản và mệt mỏi.

Điều đáng tiếc hơn nữa là trong năm 2014 tới, tình trạng này vẫn sẽ tiếp diễn và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Hai đối thủ duyên nợ này bắt đầu giáp mặt nhau tại tòa án từ tháng 4/2011, khi Apple đệ đơn cáo buộc Samsung sao chép giao diện sản phẩm.

Tháng 8/2012, Apple giành được chiến thắng trước Samsung trong một vụ kiện kéo dài gần 1 tháng. Quyết định của thẩm phám đã buộc Samsung bồi thường 1,05 tỷ USD cho Apple. Nhưng đến tháng 3/2014, tòa án đã quyết định lật lại vụ kiện và tính toán lại sự hợp lý từ số tiền bồi thường mà Apple đã nhận được.

Gần đây nhất, tháng 11/2013, tòa án California ra quyết định công nhận Samsung vi phạm bằng sáng chế của Apple, Samsung tiếp tục bị “móc túi” 290 triệu USD tiền bồi thường. Con số này thấp hơn nhiều so với 390 triệu USD mà phía Apple đưa ra trong đơn kiện.

Mở khóa điện thoại trở nên phổ biến hơn

Đầu tiên là các nhà mạng lớn như AT&T và T-Mobile bắt đầu cởi mở hơn khi cho phép người dùng sử dụng các thiết bị đã mở khóa để sử dụng thuê bao của họ. Việc này tạo ra một thị trường tiềm năng cho các thiết bị mở khóa. Người dùng không còn lo ngại khi mua các thiết bị này. Để có được quyết định trên, các nhà mạng đã phải thương thuyết với Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ FCC.

Hồi đầu tháng, nhiều nhà mạng lớn bao gồm AT&T, Verizon Wireless, Sprint và T-Mobile đã kí một cam kết "tự nguyện" rằng sẽ mở khóa điện thoại di động của khách hàng một khi hợp đồng của họ đã được thanh lý. Tất cả các nhà mạng nói trên khẳng định sẽ thông báo đến khách hàng khi họ có đủ điều kiện để mở khóa, hoặc các thiết bị sẽ được mở khóa online bằng kết nối mạng không dây.

Với chính sách lí tưởng từ các nhà mạng Mỹ, người dùng Việt Nam có thể yên tâm hơn khi mua các dòng điện thoại thông minh xách tay từ thị trường này.

LG nổi lên như một hiện tượng, trong khi HTC dần lụi tàn

Cái tên LG đã dần suy yếu tại thị trường điện thoại thông minh Mỹ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hãng điện tử đến từ Hàn Quốc dường như đang chuẩn bị làm một cuộc lội ngược dòng ngoạn mục mà 2013 chỉ là thời điểm “khởi động” với một loạt các thiết bị cao cấp được ra mắt. LG đã sản xuất thành công hai thiết bị Nexus mới nhất cho Google. Nhiều tin đồn cho biết hãng này sẽ vẫn tiếp tục được “chọn mặt gửi vàng” ở thế hệ Nexus tiếp theo.

Mặc dù thực tế, LG G2 không đạt được doanh số như mong đợi nhưng phản hồi của người dùng về những thiết bị của LG là khá tốt. G2 được đánh giá là chiếc điện thoại thông minh tốt nhất từ trước đến nay của hãng này. Với những thành công đạt được trong năm nay, LG hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với Apple và Samsung tại thị trường Mỹ.

Thật không may cho HTC, năm 2014 có thể sẽ là khoảng thời gian hãng này tiếp tục rơi vào khủng hoảng hoặc ngụp lặn trong những khó khăn về tài chính. Trong khi LG dần khôi phục vị thế thì cái tên HTC đang mờ nhạt dần. 2014 được dự đoán sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức với hãng điện thoại đến từ Đài Loan này. Dù HTC One được đánh giá cao về thiết kế, cấu hình cũng như các tính năng đặc trưng, nhưng vẫn không đủ để chiếc điện thoại này thu hút người dùng.

Việc đầu tư quá nhiều trong sản xuất mà sức mua lại không như mong đợi đã đẩy tình hình tài chính của HTC đến bờ vực. Roger Cheng, phóng viên của Cnet nhận định: “Tình hình kinh doanh tiếp tục thua lỗ trong quý 3 cho thấy HTC đang phải đối mặt với rất nhiêu khó khăn. Hãng này rõ ràng không có khả năng cạnh tranh với Apple và Samsung, dù có những thiết bị không hề tệ”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
5 kịch bản dành cho thị trường di động 2014
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO