Mô hình đào tạo nhân sự nào phù hợp với mùa dịch?

Minh Quân| 20/10/2021 01:00

Giám đốc một công ty chia sẻ: "Với Covid-19, doanh nghiệp phải đối mặt nhiều khó khăn, trong đó lo nhất là thiếu hụt lao động sau dịch, cùng lúc phải nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý, nhân viên để chuẩn bị tái hoạt động".

Mô hình đào tạo nhân sự nào phù hợp với mùa dịch?

Trong thời đại số và trong bối cảnh dịch bệnh cùng biến chuyển của nền kinh tế hiện nay, đào tạo nhân sự là một trong những chìa khóa giúp DN giữ chân người lao động.

Ông Trương Minh Tứ - Chuyên gia Huấn luyện tại Dale Carnegie Việt Nam cũng thừa nhận: "Đại dịch Covid-19 không chỉ làm giảm năng suất của hoạt động kinh doanh mà còn tác động đến tinh thần của đội ngũ nhân viên. Việc 'xốc' lại tinh thần của nhân viên để họ lấy lại sinh khí, chuẩn bị bước vào cuộc tăng tốc mới là điều nên làm trong lúc này. 

Đại dịch này cũng chính là bài test để doanh nghiệp (DN) đánh giá nội lực và ngưỡng chịu đựng của nguồn nhân lực. DN trong dịch Covid-19 giống như một căn nhà cần được gia cố nóc nhà, nền nhà, vách nhà khi có một cơn bão lớn kéo đến, cho dù hiện trạng ngôi nhà trước đó vẫn ổn".

"Điều quan trọng là DN có dũng cảm đối diện với những điểm yếu về năng lực lãnh đạo, quản lý và năng lực chuyên môn lộ ra trong quá trình xử lý những vấn đề phát sinh trong dịch Covid-19 hay không. Đây sẽ là bước đầu tiên quan trọng cho việc tái đầu tư vào đội ngũ, thông qua các chương trình huấn luyện và đào tạo", ông Tứ nói thêm.

Cùng mối quan tâm này, nhiều DN cho rằng, sau dịch sẽ là giai đoạn cạnh tranh về nhân sự và sẽ có sự cạnh tranh giữa các DN trong những ngành nghề liên quan ở liên vùng, toàn quốc thậm chí là quốc tế. Vì thế, thời điểm giãn cách buộc phải thu hẹp sản xuất chính là lúc để DN tập trung đào tạo kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nguồn nhân lực để sẵn sàng cho cuộc đua sắp tới.

Link bài viết

Ông Hải Nguyễn - Giám đốc Philips TV Vietnam chia sẻ thêm: "Trong thời đại số và trong bối cảnh dịch bệnh cùng biến chuyển của nền kinh tế hiện nay, việc đào tạo không chỉ cung cấp cho nhân viên kiến thức nền tảng, kỹ năng làm việc, kỹ năng lao động, kỹ năng xử lý tình huống để thích ứng linh hoạt hơn, giúp DN phát triển bền vững, mà còn là một trong những chìa khóa quan trọng giúp DN giữ chân người lao động". 

Hiện, có 5 nội dung đang được nhiều DN quan tâm, có thể cân nhắc đào tạo trong thời gian này. Chúng gồm Năng lực lãnh đạo, Năng lực xây dựng đội ngũ gắn kết, Năng lực cải tiến và đổi mới, Năng lực bán hàng và dịch vụ khách hàng, Năng lực thích ứng linh hoạt và làm chủ công nghệ.

Theo ông Tứ, DN chỉ cần ưu tiên cho một số nội dung đào tạo. Bên cạnh đó, kết hợp thêm một số năng lực mềm như năng lực lãnh đạo và làm việc với đội nhóm, trí tuệ xã hội, sức bền sức bật, khả năng thích ứng linh hoạt, sức sáng tạo, tư duy phản biện... là những năng lực cốt lõi cần có để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, đặc biệt trong bối cảnh V.U.C.A. (các chữ cái đầu tiên của 4 từ tiếng Anh có nghĩa là biến động, bất định, phức tạp và mơ hồ) như hiện nay.

"Tuy nhiên, DN cũng cần chọn hình thức đào tạo và cấp độ phù hợp", bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh - Chủ tịch, Tổng giám đốc Dale Carnegie Việt Nam khuyến cáo. Bà Linh cho biết: "Hiện, trên thế giới rất phổ biến chiến lược Blended Learning and Development (Học tập và phát triển tích hợp), trong đó kết hợp đa dạng và phù hợp các loại hình đào tạo khác nhau nhằm bảo đảm hỗ trợ hiệu quả nhất cho mục tiêu phát triển năng lực của tổ chức và cá nhân. Bên cạnh đó, có Live Online Learning (Học tập, đào tạo trực tuyến) dành cho trưởng nhóm trở lên và E-learning tùy thuộc vào nhu cầu của người học". 

Live Online Learning (Học tập, đào tạo trực tuyến) dành cho trưởng nhóm trở lên và E-learning tùy thuộc vào nhu cầu của người học".

Live Online Learning (Học tập, đào tạo trực tuyến) và E-learning, hai trong số nhiều hình thức đào tạo trở nên phổ biến hơn nhờ Covid-19

Bà Linh cũng cho biết xu hướng DN đang tập trung vào 3 loại hình đào tạo gồm:

- Huấn luyện cá nhân: là hình thức huấn luyện hướng đến việc giải quyết các vấn đề của một cá nhân phát sinh trong quá trình làm việc, mang tính chất đặc thù của ngành nghề hay chuyên môn; 

- Huấn luyện theo nhóm: là hình thức huấn luyện theo nhóm, quy tụ 8 - 12 người có cùng chức năng chuyên môn hay trong cùng một ngành nghề;

- Hội thảo chuyên đề: là hình thức huấn luyện cho nhóm từ 30 - 300 người, định hướng tạo nhận thức về một chủ đề, mục tiêu hoặc công cụ chung nào đó, cần triển khai đồng bộ trong một cộng đồng lớn.

Một trong những hình thức phù hợp nhất hiện nay là hình thức đào tạo online có sự huấn luyện (coaching) và có môi trường để tạo ra nhiều vòng phản hồi (feedback loops) càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, để có được "thầy" đủ tiêu chuẩn quốc tế huấn luyện trực tiếp và hiệu quả, các tổ chức đào tạo và phát triển cần có những chuẩn mực quốc tế chặt chẽ để bảo đảm hiệu quả của việc huấn luyện, thay vì chỉ mang tính quảng bá chung chung.

Để chọn lựa mô hình đào tạo phù hợp và hiệu quả giữa mùa dịch Covid-19, DN cần lưu ý các điểm sau: xác định chiến lược kinh doanh với những mục tiêu ưu tiên phát triển năng lực tổ chức/cá nhân, tạo động lực cho hoạt động đào tạo; xác định mức độ đầu tư về vật chất phục vụ cho việc huấn luyện và đào tạo ví dụ như hệ thống máy tính cá nhân, đường truyền Internet; kỹ năng sử dụng các nền tảng làm việc trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams, Google Meet… của đội ngũ nhân viên; công tác truyền thông nội bộ tốt nhằm xây dựng thái độ học tập đúng đắn cho nhân viên trước các khóa đào tạo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Mô hình đào tạo nhân sự nào phù hợp với mùa dịch?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO