Thời sự

Giải quyết những vấn đề phát sinh: Động lực thúc đẩy cạnh tranh cho doanh nghiệp

Võ Tân Thành (*) 11/07/2024 14:44

Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cải cách từ chính quyền các tỉnh, thành phố. Việc thực hiện tốt chính sách, pháp luật, sự năng động và sáng tạo trong giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn là động lực thúc đẩy các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, thúc đẩy năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Từ năm 2005, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI đã công bố thí điểm lần đầu tiên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho 42 tỉnh, thành. Từ lần thứ hai, năm 2006 cho đến nay, tất cả các tỉnh thành đều được đưa vào xếp hạng. Trải qua hành trình 19 năm xây dựng và công bố, PCI đã trở thành chỉ số quốc gia về đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, là tập hợp tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh là tập hợp tiếng nói, thể hiện niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp dành cho chính quyền, phản ánh những thay đổi thực chất đối với môi trường kinh doanh, thúc đẩy “Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến”.
Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cải cách từ chính quyền các tỉnh, thành phố. Việc thực hiện tốt chính sách, pháp luật, sự năng động và sáng tạo trong giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn là động lực thúc đẩy các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, thúc đẩy năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Một số chính sách quan trọng được Quốc hội và Chính phủ thông qua, kèm theo các chương trình hành động và nỗ lực triển khai của chính quyền cấp tỉnh đóng vai trò rất quan trọng giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, khôi phục lại sau đại dịch Covid-19 vừa qua. Các địa phương trong cả nước cũng đã có những cải thiện về thủ tục hành chính, giảm chi phí không chính thức mặc dù vẫn còn tồn tại những khó khăn về thủ tục đất đai và thủ tục cấp phép sau đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp tăng tốc sản xuất ngay từ đầu năm

Đối với các doanh nghiệp, khi môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển, đồng thời thu hút thêm các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường, từ đó tạo thêm việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương và quốc gia.

“Diễn đàn Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp cấp tỉnh” là cách tiếp cận đúng của Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của một địa phương, không chỉ dừng ở việc nâng cao chất lượng điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh của địa phương đó, mà còn phải tập trung vào nâng cao năng lực cạnh tranh của lực lượng doanh nghiệp địa phương. Nếu tại một địa phương có chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tốt nhưng năng lực của các doanh nghiệp tại địa phương ấy không mạnh, kỹ năng quản trị yếu, chuỗi giá trị ngành hàng hạn chế, khả năng hội nhập thấp… thì sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của địa phương.

Có thể thấy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố then chốt, không những quyết định sự phát triển của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế tỉnh. Như vậy, khi nghiên cứu tìm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp địa phương, chúng ta cần có cái nhìn tổng thể và đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển, môi trường kinh doanh, vị trí địa lý, lực lượng lao động, lợi thế cạnh tranh và nhiều yếu tố khác của địa phương để xác định vị thế, xây dựng chiến lược và đưa ra giải pháp phù hợp. Các giải pháp sẽ cần tập trung vào các vấn đề sau:

Một là, thực hiện liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong tỉnh để nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường. Sự liên kết và hợp tác doanh nghiệp cần được thực hiện thông qua các biện pháp và hình thức phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia liên kết, chỉ như vậy mới thực sự phát huy hiệu quả của liên kết hợp tác, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn bộ doanh nghiệp trong nền kinh tế nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của địa phương.

Có thể thấy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố then chốt, không những quyết định sự phát triển của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế tỉnh

Hai là, phát triển năng lực quản trị, tầm nhìn chiến lược và khả năng kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ mạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng khắp nơi đòi hỏi nhà quản trị doanh nghiệp cần đổi mới tư duy, sáng tạo và thích ứng tốt trước mọi biến động.

Ba là, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường lành mạnh, tích cực, chuyên nghiệp, gắn kết, thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo và cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Bốn là, thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, tối ưu hoá quy trình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

(*)Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)- Lược trích bài tham luận "Báo cáo Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp cấp tỉnh 2024"

code-tai-sach-pbcf.jpg
Báo cáo năng lực cạnh tranh doanh nghiệp TP.HCM năm 2023
(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Giải quyết những vấn đề phát sinh: Động lực thúc đẩy cạnh tranh cho doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO