Giải pháp giáo dục đại học thời số hóa

T.M| 01/11/2020 02:40

Tại diễn đàn "Hợp tác và đầu tư trong giáo dục" được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhằm giới thiệu các chính sách về hợp tác và đầu tư trong giáo dục, kết nối, thúc đẩy hợp tác giữa đối tác Việt Nam và đối tác nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục; đồng thời khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư, các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước tham gia và đẩy mạnh hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế về giáo dục.

Tại diễn đàn TS. Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch hội đồng Trường Đại học Văn Lang đã đề xuất giải pháp về giáo dục đại học Việt Nam trong thời đại công nghệ số hóa.

Theo TS. Nguyễn Cao Trí, giáo dục Việt Nam và thế giới đang thay đổi nhanh chóng, nhất là sau đại dịch Covid-19, tạo nên thách thức to lớn đòi hỏi những người làm giáo dục phải thay đổi để thích nghi, mở rộng đào tạo trực tuyến với chi phí hợp lý, hướng đến hình thành các "siêu đại học".

TS. Nguyễn Cao Trí phát biểu tại hội thảo

TS. Nguyễn Cao Trí phát biểu tại hội thảo

Đề xuất giải pháp, TS. Nguyễn Cao Trí cho rằng: "Cần tạo điều kiện tối đa cho các trường đại học thực hiện mô hình thí điểm các giải pháp đột phá về ứng dụng công nghệ trong giáo dục; linh động thay đổi khung thời gian và phương pháp đào tạo vì lợi ích, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để có thể tối ưu hóa nguồn lực xã hội, chuyển từ cạnh tranh thành hợp tác cùng phát triển; một số trường đại học lớn có tiềm lực phải khuyến khích triển khai công nghệ và kêu gọi đầu tư để có thể thay đổi, cạnh tranh và trở thành các trường đại học lớn, kết nối người học bằng công nghệ."

TS. Trí cho biết, TP.HCM những năm vừa qua đứng trước những thách thức to lớn. Ngay cả tính chất "đầu tàu", "tiên phong" cũng không thể hiện rõ nét ở nhiều lĩnh vực. Một câu hỏi có thể tự vấn với nhau là thành phố còn là một mô hình hấp dẫn cuốn hút các tỉnh cả nước, hoặc ít nhất là khu vực phía Nam đến để học hỏi, ứng dụng. Mà ngược lại khi nói về phát triển đô thị, quy hoạch người ta nhắc đến Đà Nẵng, nói về cải cách hành chính thì nhắc tới Quảng Ninh; nói về phát triển hạ tầng cảng biển - giao thông thì nhắc tới Hải Phòng; nói về khu công nghiệp là tỉnh láng giềng Bình Dương.

Không phải là Thành phố không còn tiềm năng hay là cạn nguồn phát triển mà chính cách thức tổ chức thực hiện những ý tưởng quan trọng của Thành phố trong những năm qua đã cản trở thành phố vươn lên một vị trí cao hơn. 

Kinh tế tư nhân và nguồn lực từ xã hội - thể hiện rõ nét qua các chỉ số thống kê - là trụ cột quan trọng nhất cho kinh tế thành phố. Quan trọng nhất là cần khơi thông nguồn lực này. Cách làm đến từ những việc nhỏ nhất thành người dân doanh nghiệp nhất và ra một lộ trình cụ thể để xử lý. Những đề án lớn, những ý tưởng lớn chỉ có thể thực hiện nếu có một tổ chức triển khai hiệu quả tập trung và đi vào những việc cụ thể. Thời khắc này không phải là câu chuyện khẩu hiệu, ngôn từ đao to búa lớn, mà là cần hành động quyết liệt, thực tiễn và có trọng điểm để xứng đáng với sự kỳ vọng của hơn 10 triệu đồng bào thành phố mang tên Bác.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Giải pháp giáo dục đại học thời số hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO