Quốc tế

G7 chỉ trích Trung Quốc trợ cấp sản xuất dư thừa hàng hóa

Văn Phúc 25/05/2024 17:59

Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G7 vừa gặp nhau ở thành phố Stresa phía bắc nước Ý. Trong cuộc họp, phân mảnh của thương mại thế giới và sự méo mó của thị trường, là tâm điểm trao đổi. Các đại biểu đổ lỗi một phần do sản xuất dư thừa quá mức ở Trung Quốc.

Các chủ đề khác được thảo luận, bao gồm cách sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraine, tác động vĩ mô của trí tuệ nhân tạo, nợ ở các nước thu nhập thấp cũng như cải cách nhiều tổ chức đa phương.

www.mef.gov.it-export-sites-mef-inevidenza-2024-article_00192-_article_00192.jpg
Hội nghị lãnh đạo tài chính G7 tại Ý 2024 - Ảnh: Euronews

Brazil, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ả Rập Saudi và Mauritania tham gia với tư cách khách mời, vì hợp tác với các nước đang phát triển là vấn đề quan trọng khác.

Phân mảnh về thương mại, hiện là một trong những vấn đề cấp bách của kinh tế thế giới. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden hồi tháng 5 cho biết, họ sẽ tăng thuế đối với sản phẩm Trung Quốc sản xuất như xe điện, chip và pin mặt trời, lên 100%.

Trung Quốc chỉ trích động thái của Mỹ là chủ nghĩa bảo hộ điển hình, và có thể tăng thuế đối với ô tô nhập khẩu từ xứ cờ hoa, như biện pháp trả đũa.

Washington tuyên bố, tăng thuế là biện pháp phòng thủ cho nền kinh tế, do Trung Quốc sản xuất quá nhiều hàng hóa, giá lại rẻ vì được trợ cấp, nên gây méo mó thị trường.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đề cập đến vấn đề này trong cuộc họp, gọi đó là sự mất cân bằng vĩ mô nghiêm trọng. Bà khẳng định, các quốc gia phải hợp lực trên 1 mặt trận thống nhất nhằm đối phó.

Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Ý Giancarlo Giorgetti nói vào đầu tháng này rằng, thế giới bình yên như chúng ta biết đang trong giai đoạn kết thúc. Cuộc chiến thương mại hiện nay, phản ánh căng thẳng địa chính trị.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính, phân mảnh về thương mại có thể khiến thế giới thiệt hại 7% tổng sản phẩm quốc nội.

Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Masato Kanda nói với Nikkei Asia rằng, ông tôn trọng chủ nghĩa đa phương, cũng như tầm quan trọng của thương mại và đầu tư dựa trên quy tắc tự do. Thương mại toàn cầu, quan trọng nhất là đảm bảo cạnh tranh công bằng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
G7 chỉ trích Trung Quốc trợ cấp sản xuất dư thừa hàng hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO