Sarajevo hồi sinh sau nghìn ngày đạn bom máu lửa

Bài và ảnh: LÃ PHI LONG| 22/11/2017 06:13

Một phần tư thế kỷ về trước, thời cuộc chiến Bosnia, trong thời gian từ tháng 4/1992 - 2/1996, thành phố Sarajevo đã trải qua 1.425 ngày đêm máu lửa kinh hoàng dưới bom đạn. Hôm nay, Sarajevo đang vươn lên khỏi đổ nát, cuộc sống đã bình yên trở lại.

Sarajevo hồi sinh sau nghìn ngày đạn bom máu lửa

Một phần tư thế kỷ về trước, thời cuộc chiến Bosnia, trong thời gian từ tháng 4/1992 - 2/1996, thành phố Sarajevo đã trải qua 1.425 ngày đêm máu lửa kinh hoàng dưới bom đạn. Hôm nay, Sarajevo đang vươn lên khỏi đổ nát, cuộc sống đã bình yên trở lại.

Sarajevo nay là vùng đất lành của những đàn chim bồ câu

Từ chuyến thăm mùa hè 2017

Đoàn du khách Việt Nam thẳng tiến đến biên giới Croatia - Bosnia và Herzegovina làm thủ tục xuất nhập cảnh. Mất khá nhiều thời gian, gần 30 phút cho cả hai cửa khẩu. Sarajevo - mỗi lần nghe đến địa danh này thì trong đầu lại hiện lên cái tên "Milosevic", vì lần đầu tiên đi châu Âu ghé La Haye, tôi đã nghe nhắc đến tên cựu Tổng thống Serbia. Ông ta bị Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) kết án phạm tội ác chiến tranh trong cuộc chiến Bosnia - Herzegovina với hơn 100.000 thường dân đã chết do bom đạn, thảm sát tập thể.

Từ biên giới Croatia vào sâu hơn 100km cho đến Mostar là địa giới Herzegovina thuộc miền Nam, đường đồi dốc thấp với những thị trấn nông nghiệp là chủ yếu. Quãng đường còn lại về đến Sarajevo hơn 150km toàn đèo dốc xuyên qua các dãy núi. Nhìn các triền núi với đầy vết cắt dọc ngang, hệt như chiếc bánh gato được người khổng lồ khéo cắt chia đôi.

Ngoại ô Sarajevo có chút hiện đại với một số công trình kiến trúc mới nhưng thỉnh thoảng lại có vài tòa nhà hoang tàn vẫn còn lỗ chỗ vết đạn, dấu vết chiến tranh, dẫu 22 năm thanh bình đã trôi qua. Sarajevo nói riêng và cả Bosnia, Herzegovina cùng chuyển mình đổi mới để theo kịp những người anh em Nam Tư cũ, nhưng có vẻ tại đây sự phục hồi chậm hơn so với Croatia. Khu phố cổ cũ kỹ mang đậm màu sắc Ottoman sau gần 500 năm bị người Thổ cai trị với toàn kiến trúc và giáo đường Hồi giáo đặc trưng.

Xe tramway cổ nhất châu Âu hiện nay vẫn hoạt động tốt
Nơi kích ngòi bùng nổ Thế chiến thứ nhất

Men theo bờ sông Miljacka, chúng tôi đến với cây cầu Latin đã xây dựng từ thế kỷ XVI, nối kết phố cổ với phố Skenderija. Đây chính là địa danh nổi tiếng nhất tại Sarajevo và cả toàn châu Âu.

Tại đây, vào ngày 28/6/1914, Thái tử Franz Ferdinand của Đế quốc Áo - Hung bị ám sát cùng vợ là Sofia bởi Gavrip Princip, kẻ quá khích người Serbia chỉ mới 18 tuổi. Việc này dẫn đến Đế quốc Áo - Hung tuyên chiến với Serbia, kéo theo một loạt các liên minh quân sự tạo nên phản ứng dây chuyền với các hành động tuyên chiến trên khắp lục địa và Thế chiến thứ nhất bùng nổ.

Cảm giác buồn man mác khi chuyện tình đẹp của vợ chồng Thái tử lại kết thúc theo cách như vậy. Đâu đó ngay góc đường nơi hai người ngã xuống sau những phát đạn của thù hận dường như vẫn còn nghe lời trăn trối yêu thương của ông hoàng Ferdinand với vợ: "Em không được chết, em hãy sống vì các con của chúng ta". Du khách tìm đến bảo tàng nhỏ nơi góc phố để có cái nhìn thoáng qua về quá khứ của Sarajevo và cuộc ám sát với kết quả nối tiếp là hàng chục triệu người chết khắp châu Âu và cả sự sụp đổ của hai đế chế Áo - Hung
và Ottoman.

Đoàn du khách Việt Nam ở gần khu phố cổ, nơi được bao quanh bởi thánh đường Hồi giáo, hội đường Do Thái giáo và nhà thờ Chính thống giáo. Đêm về, tiếng chuông giáo đường thánh thót hòa quyện cùng tiếng ngâm kinh Koran trầm ấm như lời thì thầm dìu lữ khách đường xa vào giấc mộng, bỏ hết những hồi ức chiến tranh. Đêm Sarajevo an lành làm sao!

Nhà thờ Thiên Chúa giáo trong phố cổ Sarajevo

Đến chuyến thăm đầu đông 2017

Sáng sớm đầu mùa đông 2017, Sarajevo thật thanh bình. Tôi không nghĩ mình lại sớm có dịp chu du lần thứ hai đến vùng đất từng một thời diễn ra chiến tranh khốc liệt. Sống trong thời bình, du khách đến Sarajevo không ai bỏ qua việc tìm kiếm chút vết tích thời chiến. Ai ai cũng muốn tham quan Đường hầm Sarajevo thời chiến (Sarajevo War Tunnel).

Khi cuộc chiến Bosnia - Herzegovina đang diễn ra kinh hoàng nhất với quân lính Serbia bao vây Sarajevo suốt 1.425 ngày, toàn thành phố hoàn toàn bị cách ly với thế giới. Cần nhớ rằng, mọi cử động của người dân trên đường phố trong những năm bị bao vây đều có thể dễ dàng trả giá bằng sự sống của chính họ, vì lính bắn tỉa phục kích ở ngoại vi thành phố lúc nào cũng sẵn sàng nhả đạn.

Cư dân thiếu thốn đủ thứ, từ lương thực đến nước uống, nhu yếu phẩm, gas, điện, nước sinh hoạt, họ thậm chí phải đốt vỏ xe để sưởi ấm vào mùa đông. Chỉ có khu vực sân bay Bosnia do quân lính gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc trú đóng là niềm hy vọng duy nhất nhờ các chuyến bay tiếp tế. Trong bối cảnh khốn cùng ấy, một đường hầm dài 800m nối kết khu vực sân bay với phía bên kia thành phố đang bị bao vây được khẩn cấp đào từ cả hai đầu, nhằm mở đường tiếp tế cho Sarajevo.

Đạn pháo - vết tích của cuộc chiến

Đường ray tải thương trong đường hầm Sarajevo

Trong vòng ba tháng, chỉ với sức người, cuốc xẻng và xe rùa, họ đã đào, vận chuyển hơn 2.800m3 đất đá. Lối vào đường hầm nay cũng là thành phần của bảo tàng hiện đặt tại căn nhà hai tầng còn lỗ chỗ vết đạn của gia đình ông Bajro Kotar, thuộc ngôi làng nhỏ sát sân bay Madunarodni Aerodrom Sarajevo.

Link bài viết

Sau khi cuộc chiến kết thúc năm 1995, cuộc sống lại hối hả, ai ai cũng truy tìm tông tích người thân đã mất tích, đường hầm dần bị lãng quên. Hơn 100.000 người thiệt mạng, trong đó có hơn 11.000 cư dân Sarajevo. Và bảo tàng Đường hầm Sarajevo thời chiến được thành lập cách đây 15 năm. Từ pháo đài cổ phóng tầm nhìn xuống thành phố trải dài bên sông Mijacka, du khách có thể nhận thấy cuộc sống cũng đang tuôn chảy trong một

Sarajevo đang trên đà tái thiết, phát triển. Những khách sạn, siêu thị, cửa hàng lớn đang thi nhau mọc lên, sáng loáng và mời gọi. Nhưng đâu đó bên kia bờ sông là bàng bạc màu trắng của hàng hàng, lớp lớp những bia mộ.

Cầu xin Sarajevo sẽ mãi bình yên!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sarajevo hồi sinh sau nghìn ngày đạn bom máu lửa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO