Dòng tiền khổng lồ chảy khỏi Trung Quốc sau khi hết Zero Covid

Doanh Doanh| 31/01/2023 02:00

Trước đại dịch, dòng vốn khoảng 150 tỷ USD đã chảy khỏi Trung Quốc, song số tiền này có thể sẽ còn cao hơn vào năm nay.

Dòng tiền khổng lồ chảy khỏi Trung Quốc sau khi hết Zero Covid

Khoảng 10.800 người giàu Trung Quốc đã di cư năm 2022, nhiều nhất kể từ 2019 và con số này cao thứ 2 sau Nga.

Dẫn báo cáo từ các nhà tư vấn nhập cư, hãng tin Bloomberg cho biết, việc chính sách Zero Covid đượcdỡ bở đang thúc đẩy làn sóng di cư của những người giàu Trung Quốc, làm tăng rủi ro chảy máu chất xám và áp lực cho thị trường tài chính của nền kinh tế số hai thế giới.

Làn sóng di cư sau khi hết Zero Covid

Hai năm qua, các lần điều chỉnh quy định của Bắc Kinh với một số lĩnh vực như công nghệ, bất động sản và giáo dục, cùng nỗ lực thúc đẩy "sự thịnh vượng chung" của Chủ tịch Tập Cận Bình, đã khiến giới nhà giàu Trung Quốc lo lắng.

Và, từ khi chính sách phòng dịch nghiêm ngặt của chính phủ kết thúc vào tháng 12 năm ngoái, nhiều người giàu đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư bất động sản tại nước ngoài hoặc lên kế hoạch di cư.

Theo Sobirovs - một công ty tư vấn luật nhập cư ở Canada, nhu cầu di cư đến Canada của khách Trung Quốc ngày càng tăng.

"Tôi cho rằng, 6 tháng qua đã đẩy sức chịu đựng của nhiều người đi quá giới hạn, khiến lượng đăng ký tư vấn tăng đột biến. Hiện, khách hàng ở Trung Quốc của chúng tôi đã sẵn sàng tái định cư và muốn rời đi càng sớm càng tốt", Feruza Djamalova - luật sư tại Sobirovs, nói.

Link bài viết

Alicia Garcia Herrero - kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis cho biết, trước đại dịch, dòng vốn khoảng 150 tỷ USD đã chảy khỏi Trung Quốc, song số tiền này có thể sẽ còn cao hơn vào năm nay, khi nhiều người không thể ra nước ngoài trong 3 năm qua quyết định rời đi.

"Trung Quốc sẽ đối mặt với dòng tiền lớn chảy ra nước ngoài trong năm nay. Điều này có thể gây áp lực lên đồng CNY và tài khoản vãng lai", Herrero nói thêm.

Bà nhận định, dòng tiền chảy đi có thể không lớn hơn các năm trước, nếu nhiều người không rút được tiền, nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến lực lượng lao động, năng suất và tăng trưởng.

Cần biết rằng, Trung Quốc có quy định rất chặt chẽ về kiểm soát vốn: công dân Đại lục chỉ có thể đổi CNY sang ngoại tệ ở mức độ hạn chế mỗi năm. Con số này khoảng 50.000 USD. Dù vậy, riêng việc Trung Quốc mở cửa du lịch trở lại là đã đủ để thúc đẩy dòng tiền chảy ra nước ngoài, bất luận người di chuyển có định cư hay không.

"Nếu vài triệu người đi khỏi Trung Quốc và du lịch trong năm nay, dự trữ ngoại hối của nước này có thể thất thoát hàng chục tỷ USD", Chen Zhiwu - Giáo sư ngành tài chính tại Đại học Hồng Kông, nói.

Ông cho rằng, dòng tiền chảy ra nước ngoài này có thể đạt từ 100 tỷ USD đến 200 tỷ USD trong năm nay - điều sẽ gây "áp lực giảm giá" với đồng CNY, song ngân hàng trung ương vẫn sẽ có thể can thiệp để giữ đồng tiền này ở mức ổn định.

Theo Credit Suisse, số người siêu giàu Trung Quốc hiện chỉ đứng thứ hai sau Mỹ, với hơn 32.000 cá nhân sở hữu trên 50 triệu USD tài sản; và giới nhà giàu nước này đã bắt đầu tìm đường ra nước ngoài từ năm ngoái.

Báo cáo của New World Wealth - đối tác cung cấp dữ liệu cho công ty tư vấn di cư và đầu tư Henley & Partners cho thấy khoảng 10.800 người giàu Trung Quốc đã di cư năm 2022, nhiều nhất kể từ 2019 và con số này cao thứ 2 sau Nga.

Số lượng người nhà giàu rời khỏi Trung Quốc từ năm 2013 đến 2022.

Số lượng người nhà giàu rời khỏi Trung Quốc từ năm 2013 đến 2022.

Đặc biệt, các câu hỏi về di cư từ khách Trung Quốc tăng gấp 4 lần trong vài ngày sau khi nước này mở cửa lại so với tuần trước đó. Trên Wechat, lượng tìm kiếm và từ khóa về "di cư" đạt 110,7 triệu lượt vào ngày 26/12/2022, tăng gần gấp 5 lần so với một ngày trước đó, sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ dỡ bỏ Zero Covid.

Hơn nữa, tỷ lệ di cư trong giai đoạn đầu của đại dịch cũng ở mức thấp, nhưng đã tăng gấp đôi vào năm 2022.

Tầng lớp trung - thượng lưu rời đi

Theo Denny Ko - một luật sư về nhập cư ở Hồng Kông chuyên tư vấn cho khách hàng giàu có Trung Quốc, những người thực sự giàu đã có "kế hoạch B" trong nhiều năm; còn những người đang tìm cách ra nước ngoài ở hiện tại thường sở hữu ít tài sản hơn, gồm tầng lớp thượng - trung lưu, doanh nhân và nhân sự cấp cao.

Trong số đó, Dahua - người có gia đình đang điều hành một doanh nghiệp dược ở miền trung Trung Quốc cho biết dù đây không phải lần đầu cố gắng, song cô hy vọng có thể ra nước ngoài ngay lập tức. Trước đó, nỗ lực lấy thẻ xanh của cô gặp trở ngại khi cô trở về Trung Quốc trước đại dịch và không đáp ứng yêu cầu thời gian sinh sống ở Mỹ.

Link bài viết

Hiện, Dahua đang tìm hiểu về chương trình nhập cư Canada, cho phép người nộp đơn theo học tại đó và có thường trú nhân sau khi làm việc vài năm. Cô chia sẻ, rất nhiều đồng nghiệp và bạn bè của mình đã di cư hoặc đang tích cực tìm hiểu về chương trình này.

Dù vậy, theo Iris Pang - kinh tế trưởng Trung Quốc đại lục tại ING Groep, các gia đình Trung Quốc vẫn sẽ gặp khó khăn khi ra nước ngoài, khi nền kinh tế có nguy cơ suy thoái ở một số khu vực phổ biến như châu Âu và Mỹ. Ngoài ra, chính sách nhập cư cũng đang được thắt chặt ở mọi nơi, từ Bồ Đào Nha cho đến Malta.

Một chủ ngân hàng tư nhân nói với Bloomberg rằng, nhiều người giàu nói với ông chi phí chuyển tiền ra nước ngoài đã tăng lên 12 cent trên một USD vào cuối năm ngoái so với 1 cent trong những năm trước đại dịch, do chính phủ đang siết chặt việc chuyển tiền.

Song, điều đó cũng không ngăn được dòng người muốn rời đi. Peter Luo - cố vấn chính tại Express Immigration, một công ty tư vấn nhập cư New Zealand, nói các yêu cầu từ khách Trung Quốc đang liên tục đổ về, chủ yếu từ cộng đồng doanh nghiệp.

"Điều đáng chú ý là chúng rất khẩn cấp, với yêu cầu các đơn xi phải được phê duyệt ngay lập tức nếu có thể", ông nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Dòng tiền khổng lồ chảy khỏi Trung Quốc sau khi hết Zero Covid
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO