Tìm lực đẩy cho ngành bán lẻ trong nước

TS. VÕ TRÍ THÀNH - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương| 09/10/2014 05:43

Bán lẻ là ngành quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ. Nhận thức của giới hoạch định chính sách đối với phát triển kinh tế nói chung và bán lẻ nói riêng có những thay đổi mạnh mẽ.

Tìm lực đẩy cho ngành bán lẻ trong nước

Bán lẻ là ngành quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ. Nhận thức của giới hoạch định chính sách đối với phát triển kinh tế nói chung và bán lẻ nói riêng có những thay đổi mạnh mẽ.

Đọc E-paper

Chính sự thay đổi này cộng với sự nỗ lực của các doanh nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành bán lẻ trong nước. Nhưng bán lẻ không chỉ là bán lẻ, nếu nhìn sự lan tỏa của nó đối với toàn bộ nền kinh tế.

Bán lẻ chính là đầu ra của những đầu vào, mà đầu vào đó là quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ, thậm chí thông qua bán lẻ để tiếp cận người tiêu dùng.

Bán lẻ cũng có thể là lĩnh vực mang lại đời sống tốt hơn cho người tiêu dùng. Cho nên, nhìn bán lẻ phải nhìn ở cả góc độ lợi ích người tiêu dùng, các chuỗi, các mạng sản xuất cung ứng cho bán lẻ.

Nếu nhìn dưới góc độ này, có hai điểm rõ nhất, người tiêu dùng Việt Nam bây giờ đươc quyền chọn lựa tốt hơn rất nhiều so với trước. Thông qua kết nối giữa bán lẻ và sản xuất kinh doanh, những vấn đề về tiêu chuẩn, về đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng được nâng cao rõ rệt.

Tiềm năng ngành bán lẻ của Việt Nam rất lớn, thị trường có dân số đông, thu nhập đang tăng lên, đặc biệt là ở tầng lớp trung lưu, tầng lớp quyết định, nếu không nói là nhất thì cũng gần như số 1 sự phát triển của ngành bán lẻ. Nhưng thị trường bán lẻ của Việt Nam có sự khác biệt.

Các nhà đầu tư nước ngoài có lợi thế về vốn, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp với người tiêu dùng, nhưng các nhà bán lẻ Việt Nam học rất nhanh, thích ứng rất tốt và người nước ngoài không thể hiểu người Việt bằng chính người Việt. Đây vừa là điểm bất lợi vừa là lợi thế của ngành bán lẻ nội địa.

Nhưng nếu nhìn dưới góc độ ngành bán lẻ đã mang lại lợi ích gì cho tổng thể nền kinh tế Việt Nam, cho cả sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, thì có "chút buồn".

Vừa qua, báo chí chủ yếu phân tích cạnh tranh trong nội tại ngành bán lẻ mà chưa nhìn ra được tác động lan tỏa của ngành bán lẻ đối với toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là người tiêu dùng.

Chẳng hạn, doanh số thương mại điện tử chỉ hơn 1 tỷ USD là quá nhỏ so với tổng bán lẻ ở Việt Nam, kể cả đến năm 2020, nếu đạt mục tiêu 5 tỷ USD cũng là rất nhỏ.

Đi vào nội tại, ngành bán lẻ phải chấp nhận cạnh tranh. Trong cạnh tranh vừa qua có hai điểm nên lưu ý. Thứ nhất, quá trình cạnh tranh này rất khốc liệt và các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có người thắng và có người chưa thắng.

Nhưng những người bươn chải được, thắng được, rất nhiều ở các lĩnh vực, không chỉ là siêu thị trung tâm thương mại mà còn là chuỗi hàng ăn nhanh, tiện ích hay các chuỗi cửa hàng chăm sóc sức khỏe.

Trong lĩnh vực bán lẻ, rất nhiều doanh nhân thành đạt. Thứ hai, yếu tố cái cũ và cái mới cần quan tâm hơn trong cuộc cạnh tranh này, tức là giữa bán lẻ hiện đại và bán lẻ truyền thống.

Trong bán lẻ truyền thống, rõ ràng cách ứng xử với người tiêu dùng, những yêu cầu đảm bảo hàng hóa dịch vụ cung ứng cho người tiêu dùng phải được nâng lên, thông tin đầy đủ và minh bạch hơn, bởi người tiêu dùng có nhiều quyền lựa chọn hơn.

Khi bán lẻ hiện đại vươn lên, bán lẻ truyền thống có thể phải co lại, thậm chí nhiều hộ kinh doanh tiểu thương mất việc làm. Thực tế, nếu người tiêu dùng mua hàng hóa để dùng lâu dài, họ sẽ vào siêu thị, còn hàng tươi sống thì những bà nội trợ, kể cả những gia đình khá giả vẫn thích chợ truyền thống hơn.

Do vậy, không phải sự lớn mạnh của thương mại hiện đại có thể đè chết hoàn toàn thương mại truyền thống. Thương mại truyền thống vẫn có cơ để vươn lên.

Nhưng trong quá trình này, Nhà nước phải can thiệp, bên cạnh thông tin còn là vấn đề đào tạo, quy chuẩn, vì lợi ích của chính những người bán lẻ truyền thống.

Một điều nữa, doanh nghiệp nước ngoài nói chung và trong lĩnh vực bán lẻ nói riêng có một số ưu đãi, nhất là giai đoạn đầu.

Nhưng nếu nhìn về chính sách tại thời điểm hiện nay thì họ không được ưu ái gì ngoài việc chấp nhận cạnh tranh khi Việt Nam mở cửa 100%. Chẳng hạn, Metro thời gian đầu có thể có một số ứu ái về thuế nhưng bây giờ thì không còn.

Người ta nói nhiều đến việc những nhà bán lẻ Việt Nam muốn nâng cao năng lực phải học hỏi, liên kết để cạnh tranh.

Nhưng không nhất thiết phải cạnh tranh với các đối tác bên ngoài, thay vào đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể phối hợp với họ, thông qua nhượng quyền thương mại, liên doanh, M&A...

Một ngày, nếu có đủ tiềm lực thì chuyện thay đổi chủ sở hữu là đương nhiên và đó là việc của thương trường. Kinh nghiệm cạnh tranh của một số nước đang phát triển là mở cửa, mời doanh nghiệp nước ngoài vào để học hỏi, cạnh tranh và có thể chiến thắng họ.

>Ngành bán lẻ đến năm 2020: Chợ vẫn chiếm ưu thế?
>“Cách mạng” cho ngành bán lẻ trong nước
>
DN bán lẻ trong nước thua thiệt vì...chính sách?
>Việt Nam - thị trường bán lẻ đầy tiềm năng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tìm lực đẩy cho ngành bán lẻ trong nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO