Tái cấu trúc doanh nghiệp: Đừng để “ tái chậm chân”

ANH THƯ| 24/06/2009 09:32

Bàn về các mục tiêu kinh tế dài hạn, Quốc hội Khóa XII, trong kỳ họp thứ 5 vừa rồi đã rút ra nhận định: Chưa an tâm với doanh nghiệp (DN) nhà nước. Khối DN này nắm giữ trên 400.000 tỷ đồng, nhưng năm 2008 chỉ nộp ngân sách 52.000 tỷ đồng.

Bàn về các mục tiêu kinh tế dài hạn, Quốc hội Khóa XII, trong kỳ họp thứ 5 vừa rồi đã rút ra nhận định: Chưa an tâm với doanh nghiệp (DN) nhà nước. Khối DN này nắm giữ trên 400.000 tỷ đồng, nhưng năm 2008 chỉ nộp ngân sách 52.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, khu vực tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp tới 65.000 tỷ đồng. Còn theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển (IDS), để tạo ra một đơn vị GDP, khối DN nhà nước cần phải tiêu tốn một lượng vốn đầu tư nhiều gấp 2,23 lần so với khu vực tư nhân. VN có gói kích cầu khoảng 136 ngàn tỷ đồng, tỷ trọng gói kích cầu này so với GDP thuộc nhóm cao nhất thế giới.

Số tiền lớn này cũng đã được chuyển cho các DN nhà nước. Vì vậy, nếu vẫn không cải thiện được tính hiệu quả, các DN nhà nước sẽ “ngốn” một lượng tiền lớn, nhưng lại không tạo ra con số tăng trưởng GDP như mong đợi, đồng thời tạo lực cản lớn trong quá trình cải cách tính hiệu quả của nền kinh tế.

Tái cấu trúc kinh tế được cho là một cơ hội trong khủng hoảng, cú hích để mở ra giai đoạn tăng trưởng kinh tế thứ hai cho VN. Kế hoạch này đã có từ đầu năm, được Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu và dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 3/2009.

Thế nhưng, mới đây, dự án này lại được chuyển cho Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đảm trách. Tiếp nhận dự án, trưởng nhóm của CIEM là Phó Viện trưởng Nguyễn Đình Cung đưa ra nhận xét: “Mới có rất ít nội dung có giá trị được thực hiện, và đề án gần như vẫn đang giậm chân tại chỗ...”

Đã có nhiều cảnh báo từ năm ngoái về hiện tượng tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu mất cân đối và không bền vững. Trước đó cũng đã có nhiều cảnh báo từ cả bên trong lẫn bên ngoài về yêu cầu cấp thiết phải tái cấu trúc khu vực DN nhà nước với một loạt dấu hiệu đáng lo ngại: tăng trưởng không tính đến năng suất và chất lượng; mất cân đối về ngành, vùng kinh tế; mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, kinh tế đối ngoại...

Nhìn lại cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, có thể thấy hành động của chính phủ các nước bị vướng vào cuộc khủng hoảng không giống nhau và dẫn đến những kết quả khác nhau. Hàn Quốc đã tiến hành chính sách cải cách mạnh mẽ trong hàng loạt lĩnh vực như luật pháp, tài chính, DN...

Bốn năm sau, Hàn Quốc tăng trưởng tới 8,6% và kéo dài cho đến gần đây. Trong khi đó, Thái Lan, Indonesia, Philippines đã không tiến hành cải cách và thay đổi triệt để cơ cấu nền kinh tế, nên đã rơi vào trạng thái trầm lắng kéo dài.

Quay trở lại cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại. Nhiều nước đang rốt ráo chuẩn bị cho thời kỳ hậu khủng hoảng, đón chờ một sự sắp xếp lại trật tự kinh tế thế giới. Quá trình sắp xếp lại này cũng liên quan đến số phận của các nước đang phát triển, ai chậm trễ sẽ ngày càng tụt hậu...Việc đề án tái cấu trúc kinh tế VN “giậm chân tại chỗ” đã đặt ra câu hỏi cũng như mối lo ngại về tính quyết tâm cải cách kinh tế của VN.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tái cấu trúc doanh nghiệp: Đừng để “ tái chậm chân”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO