Mạnh tay với hàng giả, hàng nhái: Đồng bộ từ Nhà nước đến doanh nghiệp

LÊ LOAN| 08/05/2015 03:17

Chú trọng việc đăng ký sở hữu trí tuệ (SHTT), bảo hộ nhãn hiệu, bằng sáng chế và kiểu dáng công nghiệp đối với hàng hóa sẽ hạn chế được thực trạng hàng giả, hàng nhái.

Mạnh tay với hàng giả, hàng nhái: Đồng bộ từ Nhà nước đến doanh nghiệp

Chú trọng việc đăng ký sở hữu trí tuệ (SHTT), bảo hộ nhãn hiệu, bằng sáng chế và kiểu dáng công nghiệp đối với hàng hóa sẽ hạn chế được thực trạng hàng giả, hàng nhái.

Đọc E-paper

Trong cuộc gặp các cơ quan báo chí tại TP.HCM vào tháng 4, ông Nguyễn Văn Bảy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, Cục SHTT, cho biết, năm 2014, Cục đã tiếp nhận khoảng 4.400 đơn đăng ký sáng chế, trong đó có khoảng 10% đơn của người Việt Nam.

Tuy nhiên, trong số 1.500 bằng sáng chế độc quyền được cấp thì chỉ có khoảng 3% là của người Việt Nam. Chính tỷ lệ khiêm tốn này đang góp phần khiến hàng giả, hàng nhái ngày một gia tăng tại thị trường Việt Nam.

Chia sẻ tại hội thảo Hàng giả, hàng nhái và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), Hội Dây cáp điện TP.HCM (HECA) phối hợp tổ chức vừa qua, các diễn giả cho biết, tình trạng làm giả dây cáp điện của các thương hiệu uy tín đang gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp (DN).

Theo HECA, hiện nay, hàng giả, hàng nhái dây cáp điện được làm ngày một tinh vi, tình trạng này diễn ra phức tạp, trên diện rộng, tập trung nhiều nhất là ở Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, làm ảnh hưởng nặng nề đến người tiêu dùng (NTD) và các DN sản xuất mặt hàng này.

Theo ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam, thị trường dây cáp điện nói riêng và hàng hóa nói chung như thuốc chữa bệnh, rượu, thực phẩm và các loại phân bón, điện thoại di động, giày dép... mặc dù có nhiều cơ quan quản lý, nhưng lại không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát chất lượng, đặc biệt là sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng vẫn hạn chế.

"Để quản lý tốt hàng hóa, Nhà nước cần tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để khơi thông thị trường, các DN nên đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, bằng sáng chế và kiểu dáng công nghiệp hàng hóa, đồng thời tổ chức các hoạt động phân biệt hàng thật, hàng giả, cũng như chỉ ra các thủ đoạn vi phạm nhãn hiệu hàng hóa cho lực lượng thực thi và NTD biết", ông Bảo nhấn mạnh.

Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch HUBA, chia sẻ Nhà nước cần phải có nhiều biện pháp chế tài thật nặng đối với những kẻ làm hàng gian, hàng giả. Thường xuyên tập huấn cho DN kiến thức về SHTT, quy định, kiểm soát các thông tin quảng cáo.

Các DN cũng nên mạnh dạn thông tin đến các cơ quan quản lý nhà nước về hiện tượng hàng nhái, hàng giả; thực hiện nhanh việc đăng ký quyền sở hữu sản phẩm, thông tin rộng rãi để biết đâu là hàng nhái, hàng giả.

>Hàng giả: Bóng đen cuối năm
>Chống hàng giả: Trách nhiệm chính phải từ doanh nghiệp
>Luật Sở hữu trí tuệ: Thực thi bằng đạo đức và công bằng
>Đăng ký sáng chế: "Trượt" do... đơn

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Mạnh tay với hàng giả, hàng nhái: Đồng bộ từ Nhà nước đến doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO