Cứu trẻ sinh non có quá khó?

Hồng Nga| 18/06/2019 00:28

Với trình độ và công nghệ hiện nay, Việt Nam có thể giải quyết được vấn đề về sinh non, thậm chí là quá non nếu các bệnh viện chịu vào cuộc.

Cứu trẻ sinh non có quá khó?

Theo thống kê, số trẻ sinh non tại Việt Nam trong những năm gần đây có dấu hiệu gia tăng với số lượng hơn 100.000 trẻ mỗi năm. Trong đó, tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng thấp dưới 1.000g và dưới 28 tuần thai ngày càng tăng. Số liệu thống kê của Khoa Hồi sức sơ sinh (Bệnh viện Nhi Trung ương), trong ba năm liên tiếp từ 2015 - 2017, số trẻ sinh non có cân nặng dưới 1.500g nhập viện điều trị chiếm 10-15% trong tổng số các bệnh nhân tại khoa.

Trẻ sinh non dưới 37 tuần và trên 22 tuần, với cân nặng dưới 2.500g thường gặp các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa, nhiễm trùng, bệnh tim bẩm sinh, tổn thương thần kinh, bệnh lý võng mạc… Những trẻ này chỉ có thể được ra viện khi đã ăn đường miệng đủ để tăng cân, tự điều chỉnh được nhiệt độ, sự trưởng thành của cơ quan kiểm soát hô hấp - tuần hoàn, trẻ được dự phòng thiếu máu, tiêm vắc-xin, khám mắt, thần kinh… Với những trẻ sinh non tháng hơn, cuộc chiến càng khó khăn hơn khi trẻ đối diện với nhiều nguy cơ, có những trẻ 3-4 tháng mới được xuất viện.

sinh-non-2-2716-1560828494.jpg

Chia sẻ tại tọa đàm về trẻ sinh non mới đây, TS.BS Cam Ngọc Phượng - Chủ tịch Hội đồng Chuyên khoa Nhi Sơ sinh và Hồi sức Sơ sinh (NICU), Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc cho rằng với trình độ y khoa tại Việt Nam, các bệnh viện Việt Nam hoàn toàn có thể cứu sống trẻ sinh non, thậm chí là những trẻ sinh quá non (chỉ 27-28 tuần tuổi), giúp trẻ phát trẻ phát triển bình thường. Trẻ sinh non hoàn toàn có thể cứu sống và phát triển như trẻ bình thường nếu được sơ cấp cứu trong “giờ vàng”. Trong một giờ đầu sau sinh, các bé cần được giữ thân nhiệt, hỗ trợ hô hấp, điều trị suy hô hấp và truyền dung dịch đường. Việc này giúp bé sinh non ổn định sớm, góp phần cải thiện dự hậu lâu dài, giảm thiểu các biến chứng về thần kinh và hô hấp.

Tháng 3/2019 vừa qua, Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc đã lập được kỳ tích khi cứu bé sinh non vỡ ối từ tuần 23 nhờ phác đồ “Giờ vàng”. Đó là trường hợp của sản phụ Lại Thị H nhập viện khi mang thai 23 tuần trong tình trạng vỡ ối. Sản phụ được theo dõi đến tuần thứ 26 và mổ bắt bé. Bé nặng 800g, nhờ được chăm sóc bằng phác đồ “Giờ vàng” thực hiện ngay tại phòng sinh, sức khỏe bé được kiểm soát tốt, ổn định. Sau gần 50 ngày chăm sóc tại khoa hồi sức sơ sinh, hiện tại, bé đạt cân nặng 2.235g.  

Có 32 trường hợp sinh non được Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc dùng phác đồ “Giờ vàng” và các bé phát triển khỏe mạnh đến nay. Phát đồ này có 4 bước. Đầu tiên là trẻ được cho vào túi nhựa giữ ấm ngay tại phòng sinh bằng. Kế tiếp, bác sỹ nhi sẽ thực hiện hô hấp với thở áp lực dương liên tục cho trẻ tại phòng sinh. Tiếp đó, trẻ được bơm surfactant điều trị suy hô hấp và truyền dung dịch đường để ổn định đường huyết.

BS. Lê Văn Hiền, chuyên sản khoa cho rằng, trẻ sinh non thường chưa phát triển hoàn thiện cả thể chất lẫn tinh thần so với những trẻ sinh đủ tháng khác, vì thế trẻ thường đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật như bệnh vàng da, suy hô hấp, nhiễm trùng, xơ hóa võng mạc… Tuy nhiên, nếu việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sinh non được lên kế hoạch và chuẩn bị chu đáo, kịp thời ngay từ khi mới lọt lòng mẹ sẽ giúp trẻ sinh non chiến thắng “tử thần” và hồi phục nhanh chóng, trở thành những em bé phát triển khỏe mạnh, bình thường. 

Với trình độ và công nghệ hiện nay, Việt Nam có thể giải quyết được các vấn đề về sinh non. “Với tình trạng quá tải hiện nay, các bệnh viện công nên ưu tiên cho các trường hợp 28 tuần tuổi. Chỉ cần một bác sỹ sản và một hộ sinh, các bệnh viện công có thể thực hiện phát đồ “Giờ vàng” sau sinh giúp cải thiện các vấn đề của trẻ sinh non và phát triển khỏe mạnh. Vấn đề là các bệnh viện có chịu vào cuộc hay không”, TS.BS Cam Ngọc Phượng chia sẻ.

Theo giới y khoa, tỷ lệ sống sót và phát triển khỏe mạnh của trẻ sinh non đã được cải thiện đáng kể từ nhờ những tiến bộ y học. Tại Việt Nam, tình trạng này đã bắt đầu được cải thiện. Điển hình là tại Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, nhờ phát đồ “Giờ vàng”, rất nhiều trẻ sinh non đã được cứu sống và phát triển khỏe mạnh. Trong đó, Christian Berg 7 tuổi, cháu bé mang hai dòng máu Việt - Mỹ sinh non ở tuần thứ 28 tại Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc vào tháng 10/2012 đã trở thành một golfer nhí đáng trông đợi.

Đầu tháng 5/2019 vừa qua, Christian Berg trở thành người có kết quả tốt nhất bảng ở vòng 2 giải US Kids Golf World and Teen World Championships Philippine International Qualifiers 2019. Chung cuộc golfer duy nhất đến từ Việt Nam ở giải lần này đã giành ngôi Á quân bảng Boys U6 với thành tích 137 gậy (46-44-47).

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cứu trẻ sinh non có quá khó?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO