Plasma đã qua, OLED cũng chưa đến

HOÀNG HÀ| 15/04/2015 06:31

TV Plasma sắp đến hồi kết, nhưng OLED cũng chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Plasma đã qua, OLED cũng chưa đến

TV Plasma sắp đến hồi kết, nhưng OLED cũng chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Đọc E-paper

Từng được đánh giá cao về khả năng hiển thị nhưng TV Plasma sẽ sớm nói lời từ biệt sau khi LG rút chân khỏi thị trường này. Hãng Nghiên cứu thị trường NPD DisplaySearch công bố sản lượng TV Plasma toàn cầu sẽ giảm xuống còn 500.000 chiếc trong năm 2015 từ con số 5,2 triệu chiếc của năm 2014 và sẽ sớm biến mất khỏi thị trường TV trong vài năm tới.

Trước đó, vào tháng 10/2013, nhà sản xuất Nhật Bản Panasonic cũng đã thông báo ngừng sản xuất TV Plasma. Và khi LG cũng ngừng sản xuất dòng sản phẩm này, thị trường chỉ còn thương hiệu Samsung.

Nguyên nhân gây ra sự thất thế của TV Plasma là về công nghệ, màn hình Plasma đã không bắt kịp những tiến bộ trong độ phân giải màn hình, hơn nữa, dòng sản phẩm này tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, tạo nhiệt cao hơn so với LCD.

Sau sự thoái trào của Plasma, có vẻ công nghệ màn hình OLED sẽ là bước tiến tiếp theo của ngành công nghiệp sản xuất TV. TV OLED màn hình cong ra đời đã nâng tầm chất lượng hiển thị hình ảnh và thiết kế TV lên chuẩn mực mới.

Độ cong của màn hình được thiết kế và tính toán tỉ mỉ, chính xác để đảm bảo các khoảng cách từ người xem đến màn hình luôn đồng nhất. Đây là điểm cải tiến vượt bậc so với các thế hệ TV màn hình phẳng trước kia do hạn chế về mặt kỹ thuật. Đây cũng là xu hướng đã được hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực hình ảnh thừa nhận.

Tuy nhiên, rào cản duy nhất khiến OLED chưa phổ biến trên thị trường là giá còn quá cao. Do công nghệ OLED chỉ phù hợp với những màn hình kích cỡ lớn, nên mức giá để sở hữu một chiếc TV loại này hiện vẫn chỉ thích hợp với giới nhà giàu.

"Chúng tôi sẽ không bán "một tấn" TV OLED trong năm 2015", David VanderWaal, Giám đốc Tiếp thị của LG, nói.

LG không mong đợi dòng màn hình OLED 65 inch mới của Hãng sẽ giảm xuống dưới 7.000USD trong năm nay. Có cùng kích thước, dùng cần phải chi thêm 2.000USD (khoảng 40 triệu đồng) cho một mẫu TV OLED độ phân giải 4K so với mẫu TV OLED độ phân giải Full HD 1.080p.

Mặc dù vậy, theo quy luật thị trường, LG cho rằng sản lượng sản xuất sẽ sớm đạt mức tối đa. Và đó là lý do tại sao LG đã đưa ra thị trường một số dòng TV OLED với mức giá dưới 3.000USD.

Theo dự kiến, sau 3 năm nữa kể từ thời điểm này, số lượng TV OLED LG bán ra sẽ ngang ngửa LCD. "Với sự ra đời của 55EC9300, sản lượng đã dần dần được cải thiện", Tim Alessi, Giám đốc Sản phẩm mới của LG, cho biết.

Vấn đề là LG hiện nay đứng một mình một chợ trong thị trường TV OLED nên cơ hội sản xuất quy mô lớn chưa diễn ra. Sony và Panasonic đã đặt mục tiêu quá cao khi bản thân gia nhập cuộc đua trễ, nên bất ngờ rời bỏ cuộc đua và tuyên bố sẽ tập trung vào đầu tư công nghệ 4K.

Sharp lại lựa chọn công nghệ "Vượt khỏi 4K", tìm cách nén nhiều "tiểu điểm ảnh" vào màn hình TV hơn so với các hãng khác. Kết quả là một chiếc TV 4K với tổng cộng 66 triệu tiểu điểm ảnh thay vì chỉ 24 triệu tiểu điểm ảnh như bình thường. Sharp khẳng định với mức độ tiểu điểm ảnh này, mắt người sẽ khó lòng phân biệt được đâu là hình ảnh TV với đâu là thế giới thực, kể cả khi họ chỉ đứng cách màn hình vài centimet.

"Cảm giác sẽ giống như nhìn qua cửa sổ vậy", quảng cáo của Sharp mô tả. Tuy nhiên, Samsung Display cho biết, số tiền đầu tư sẽ được giải ngân trong giai đoạn 2015-2017 để đầu tư một dây chuyền sản xuất màn hình OLED dạng vừa và nhỏ hơn cho người dùng các thiết bị điện tử cũng như người dùng smartphone.

Vẫn còn quá sớm để khẳng định OLED có thể trở thành tiêu chuẩn của ngành công nghiệp sản xuất TV, nhưng nếu có sự tham gia của Samsung, công nghệ OLED có cơ hội lớn hơn để phát triển đại trà.

>Tivi OLED chưa thể cất cánh
>LG khơi dậy cuộc đua TV OLED

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Plasma đã qua, OLED cũng chưa đến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO