Làn sóng thứ ba?

DIỆU TIÊN (*)| 15/04/2011 09:35

Các tập đoàn, công ty công nghệ cao lần lượt kéo đến Việt Nam đầu tư, sau dự án nhà máy 1 tỷ USD của Intel tạo nên niềm tin trong tương lai Việt Nam có thể trở thành công xưởng của khu vực châu Á, hoặc chí ít cũng là khu vực Đông Nam Á.

Làn sóng thứ ba?

Các tập đoàn, công ty công nghệ cao lần lượt kéo đến Việt Nam đầu tư, sau dự án nhà máy 1 tỷ USD của Intel tạo nên niềm tin trong tương lai Việt Nam có thể trở thành công xưởng của khu vực châu Á, hoặc chí ít cũng là khu vực Đông Nam Á.

Làn sóng thứ ba?

Chủ tịch First Solar Bruce Sohn (bìa trái) hướng dẫn lãnh đạo TP.HCM xem tấm pin mặt trời công nghệ màng mỏng

Giám đốc Phòng Thương mại Mỹ tại TP.HCM, ông Herb Cochran, cho rằng, ngày càng có nhiều tập đoàn công nghệ cao của Mỹ đến Việt Nam đầu tư, tạo nên làn sóng đầu tư thứ ba.

Câu cửa miệng của các nhà đầu tư, sau khi đã có cơ sở hoạt động tại Trung Quốc, là “tránh bỏ tất cả trứng vào một giỏ”, vì nếu xảy ra sự cố, bất trắc gì thì rủi ro rất cao.

Ở lĩnh vực chip, Việt Nam đã đón nhận tập đoàn bán dẫn số 1 thế giới Intel đầu tư vào TP.HCM.

Ở lĩnh vực điện thoại di động, sau Samsung, với dự án nhà máy (có tổng kinh phí đầu tư khoảng 600 triệu USD) mà một phần đã hoàn thành và bắt đầu hoạt động, là nhà sản xuất điện thoại di động đứng đầu thế giới Nokia với quyết định đầu tư nhà máy tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore ở Bắc Ninh, có tổng vốn 200 triệu euro (tương đương khoảng 280 triệu USD).

Đây là dự án nhà máy sản xuất điện thoại di động đầu tiên Nokia đầu tư tại khu vực Đông Nam Á.

Một nhà đầu tư “nặng ký” khác trong lĩnh vực sản xuất tấm pin mặt trời là First Solar của Mỹ mới đây cũng đã động thổ xây dựng nhà máy sản xuất tại Củ Chi.

Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn đầu là 300 triệu USD, trong tương lai có thể nâng quy mô đầu tư lên 1 tỷ USD. First Solar theo đuổi công nghệ tấm pin màng mỏng và đang đứng đầu thế giới về công nghệ này.

Chủ tịch của First Solar, ông Bruce Sohn, cho biết việc nâng mức đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ tấm pin mặt trời trên thị trường toàn cầu. Hiện tấm lợp màng mỏng mới chỉ chiếm 20% thị phần, 80% thuộc về tấm pin silicon.

Tuy nhiên, nhu cầu tấm lợp màng mỏng được cho là sẽ gia tăng theo nhu cầu tấm pin năng lượng Mặt trời trên thị trường thế giới.

Theo dự kiến, vào khoảng tháng 6 năm nay, dự án xây dựng nhà máy sản xuất màn hình cho iPad, iPhone của Wintek (Đài Loan) sẽ được động thổ tại Khu công nghiệp Quang Châu, tỉnh Bắc Giang. Wintek thuê gần 18ha đất để xây dựng nhà máy với vốn đầu tư 250 triệu USD, sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2013.

Tiết kiệm chi phí

Chia “trứng” sang nhiều “giỏ” là một lẽ, quan trọng hơn là việc đầu tư vào Việt Nam sẽ giúp các tập đoàn, công ty tiết kiệm chi phí so với đầu tư vào Trung Quốc. Ông Bruce Sohn cho biết: “Sản xuất tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí của chúng tôi”.

Từ quá trình tìm hiểu, khảo sát cho đến quyết định đầu tư vào Việt Nam của First Solar đều diễn ra khá khẩn trương, chỉ trong khoảng ba tháng.

“Chúng tôi chọn Việt Nam vì có nhiều yếu tố thuận lợi hơn nơi khác, đó là được sự hỗ trợ của Chính phủ, lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ...”, ông Sohn đánh giá.

Người phát ngôn của Tập đoàn Wintek, ông Jay Huang, cho hãng tin Bloomberg biết, chi phí thuê nhân công ở Việt Nam chỉ bằng 30 - 40% so với thuê tại Trung Quốc. Lợi thế này giúp nhà đầu tư giảm được chi phí đầu tư, kéo giá thành sản phẩm giảm xuống và lợi nhuận tăng lên.

Đối với những dự án nhà máy trong lĩnh vực công nghệ cao mang tính lắp ráp, đòi hỏi về trình độ lao động nói chung không quá cao.

Tuy nhiên, với những dự án như của First Solar, cũng tương tự Intel, Tập đoàn này phải đưa một số lao động Việt Nam sang đào tạo trên dây chuyền sản xuất ở Malaysia.

Những dự án như thế vào Việt Nam sẽ tạo thêm hàng chục ngàn công ăn việc làm trực tiếp trong nhà máy. Ngoài ra còn kéo theo các nhà cung cấp nguyên phụ liệu, phụ kiện.

Theo ông Bruce Sohn, các dự án First Solar đầu tư tại Đức, Malaysia đến nay, các doanh nghiệp địa phương đã cung cấp nguyên phụ liệu, phụ kiện lên đến 40%, nghĩa là gián tiếp tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm.

Đối với nhà máy tại Việt Nam, theo ông, ít gì cũng mất 2 - 3 năm để có nguyên phụ liệu, phụ kiện tại địa phương. Tiến độ nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế trong nước.

Trên thực tế, hàng chục năm qua, nhiều nhà đầu tư nước ngoài phải tìm đến đỏ mắt cũng không có đủ doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn cung ứng linh phụ kiện cho họ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Làn sóng thứ ba?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO